Đọc báo, tin tức online 24h

Đọc báo, tin tức online 24h

Tag: hiệu quả kinh doanh

TCR: Bao giờ hết lỗ?

Trước ĐHCĐ, đại diện TCR có “hứa”: lợi nhuận năm 2013 sẽ “tăng so với năm 2012” mà không đưa ra bất kỳ con số nào cụ thể.

Công ty Cổ phần Công nghiệp Gốm sứ Taicera (TCR) công bố báo cáo bán niên hợp nhất có soát xét năm 2013.

So với báo cáo công ty tự lập, báo cáo soát xét không khác biệt nhiều. 6 tháng đầu năm, TCR vẫn lỗ trên 71 tỷ đồng sau thuế, tính ra mỗi cổ phần sẽ phải “gánh” một khoản lỗ 1.649 đồng. Cùng kỳ 2012, TCR lỗ ròng trên 18 tỷ đồng.

Còn nhớ, ĐHCĐ thường niên 2013 của TCR đã “nóng” với kết quả kinh doanh không mấy khả quan của năm 2012, lãi ròng vỏn vẹn 3,4 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2011, TCR vẫn lãi 80,6 tỷ đồng. Chất vấn của cổ đông xung quanh khoản lãi thấp bất ngờ năm 2012 chưa được giải trình một cách thấu đáo, ngoài những khó khăn chung của thị trường. Ngoài ra còn có nguyên nhân khấu hao cho dây chuyền mới (đầu tư 15 triệu USD) tăng 25 tỷ đồng so với năm 2011. Đại diện TCR còn cho biết thêm, dây chuyền này sẽ nâng hiệu quả kinh doanh trong năm 2013 với những sản phẩm có giá trị kèm theo cao hơn, tăng sức cạnh tranh của công ty, đáp ứng nhu cầu của khách hàng…

Sau nửa năm, có vẻ như TCR chưa làm được điều mà họ đã tin tưởng!

Một điều đặc biệt của ĐHCĐ thường niên TCR là công ty không đưa ra con số cụ thể về kế hoạch kinh doanh 2013. Trước ĐHCĐ, đại diện TCR có “hứa”: lợi nhuận năm 2013 sẽ “tăng so với năm 2012”.

Có nghĩa là, nếu muốn thực hiện lời hứa đó, 6 tháng còn lại TCR phải đạt trên 74 tỷ đồng lợi nhuận.

Liệu lời hứa của TCR với cổ đông có được thực hiện?

Sau nhiều lần chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và tiền mặt, nguồn lợi nhuận chưa phân phối của TCR hao hụt dần, chỉ còn hơn 3 tỷ đồng vào cuối quý 2. Trong 4 năm vừa qua (từ 2009 – 2012), TCR tăng vốn điều lệ khá đều đặn, nhưng kết quả kinh doanh có vẻ chưa làm cổ đông hài lòng :

Biến động LNST và Vốn điều lệ công ty 4 năm gần đây (đv: Tỷ đồng)

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, chi phí khấu hao cho dây chuyền mới cả năm 2012 tăng 25 tỷ đồng so với năm 2011 và là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến lợi nhuận năm 2012 lao dốc thảm hại.

Quan sát cơ cấu chi phí sản xuất theo yếu tố 6 tháng đầu năm 2013, có thể thấy rằng chi phí khấu hao TSCĐ của TCR vẫn chưa ngừng tăng. 6 tháng đầu năm, chi phí này tăng 20 tỷ đồng so với mức chi 6 tháng 2012.

Hà Uyên

Theo Trí Thức Trẻ/HSX

Từ khoá: nhu cầu của khách hàng lợi nhuận công ty cổ phần tăng vốn điều lệ công ty hiệu quả kinh doanh bão kinh doanh vốn điều lệ chi phí

Hà Nội – TPHCM hợp tác kích cầu du lịch

* Tây Bắc phát triển du lịch nhờ liên kếtNgày 20-4 tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Hà Nội và Hiệp hội Du lịch TPHCM đã chính thức ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình kích cầu du lịch năm 2013 tại Hà Nội. Đây là sự kiện hết sức ý nghĩa trong khuôn khổ Hội chợ thương mại du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) lần thứ nhất. Đồng thời hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch gắn với thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm mục tiêu khuyến khích phát triển nguồn khách nội địa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi du lịch trong nước.Du khách nước ngoài đến với TPHCM. Ảnh: Việt DũngTheo thỏa thuận này, 2 hiệp hội thống nhất thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa 2013 với vé máy bay giảm giá của Hãng hàng không quốc gia (VietNam Airlines), Hãng hàng không Vietjet Air trên hành trình TPHCM – Hà Nội và ngược lại. Hai bên cũng làm việc với Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2 thành phố, các tỉnh, thành phố 2 miền Nam, Bắc để vận động giảm giá các dịch vụ mặt đất. Đồng thời đề nghị các công ty lữ hành tham gia chương trình tour trọn gói khuyến mãi với tỷ lệ giảm giá ít nhất là 30%…Hiện Hiệp hội Du lịch TPHCM đã làm việc và thỏa thuận thành công với Hãng hàng không quốc gia của Việt Nam hình thành các tuyến bay từ TPHCM đến Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… với mức giá giảm tới 58%. Với Vietjets Air, hãng này cũng đã tung ra 10.000 vé máy bay giảm 49% chào bán ngay tại VITM 2013.Đánh giá về sự hợp tác giữa hai Hiệp hội Du lịch Hà Nội và TPHCM ngay trong khuôn khổ VITM 2013, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Trưởng ban tổ chức VITM, khẳng định: Hai hiệp hội “bắt tay” thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa bằng những công việc cụ thể đã mở ra hướng đi mới cho du lịch hai miền, tạo đà phát triển vững chắc cho du lịch Việt Nam. Đây là hai hiệp hội du lịch lớn nhất cả nước, tập trung các đơn vị nòng cốt của du lịch Việt Nam, sự liên kết này chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dòng khách từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc.Thông tin từ Ban tổ chức VITM 2013 cho biết: Bắt đầu từ sáng 20-4, toàn bộ số tour chào bán tại VITM dành cho người dân trực tiếp có nhu cầu đã được bán hết vào lúc 11 giờ. Đây là các tour chào mùa hè 2013, tour nghỉ lễ 30-4 – 1-5 được các hãng lữ hành tung ra với mức giá giảm tới 20% nhằm kích cầu du lịch nội địa. Ban tổ chức đề nghị các hãng lữ hành chào bán tiếp các tour vào các đợt nghỉ sau đó để phục vụ du khách có nhu cầu. Theo đánh giá của Ban tổ chức, đây là tín hiệu đáng mừng cho du lịch nội địa, một mặt đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân khi lựa chọn đi du lịch trong nước, đồng thời mang lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch…Tiếp nối đà thành công của du lịch trong năm 2012, Hà Nội và TPHCM vẫn tiếp tục đón số lượng khách quốc tế ngày càng tăng. Trong quý 1-2013, khách quốc tế đến TPHCM ước đạt 1.049.760 lượt khách, tăng 8% so với với cùng kỳ năm 2012. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20.606 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012. Theo thống kê của Sở VH-TT-DL Hà Nội, khách quốc tế đến Hà Nội từ đầu năm đến nay tăng trưởng mạnh, đạt trên 634.000 lượt người, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước…Chiều cùng ngày, Ban chỉ đạo du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã tiến hành giới thiệu điểm đến với chủ đề “Tây Bắc Việt Nam – Nơi giao thoa giữa thiên nhiên và văn hóa”. Đây là 1 trong 2 chương trình quảng bá điểm đến của du lịch trong khuôn khổ Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam 2013 (VITM 2013) lần đầu được tổ chức ở nước ta từ ngày 18 đến 21-4.Bà Hà Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, Trưởng ban chỉ đạo du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, cho biết: Những năm qua, du lịch vùng Tây Bắc đã có nhiều khởi sắc, lượng khách du lịch đến với Tây Bắc ngày càng tăng. Nhiều điểm đến du lịch đã hình thành, khẳng định được thương hiệu, tiêu biểu nhất là Sa Pa (Lào Cai). Điểm đến này trong năm 2012 đã dẫn đầu trong số 5 điểm đến được yêu thích nhất Việt Nam; được khách quốc tế bình chọn là nơi có tuyến đi bộ đẹp nhất hành tinh. Ruộng bậc thang ở Sa Pa cũng được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan ruộng bậc thang khu vực Đông Nam Á…Du khách nghe giới thiệu về chiến thắng Điện Biên Phủ khi tham quan Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên. Ảnh: THÁI BẰNGNgoài ra Tây Bắc còn có nhiều điểm đến, sản phẩm du lịch khác được du khách trong nước, quốc tế yêu thích như phố cổ Đồng Văn, đèo lớn nhất thế giới Mã Pì Lèng thuộc tỉnh Hà Giang; hệ thống di tích lịch sử Điện Biên; di sản nguồn cội người Việt ở Phú Thọ; ẩm thực Sơn La… Năm 2012, lượng khách du lịch đến với khu vực Tây Bắc đã đạt hơn 10,4 triệu lượt, tăng 7% so với năm 2011.Trong năm 2013, 8 tỉnh Tây Bắc gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hà Giang đã phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm, quảng bá du lịch nhằm xây dựng sản phẩm du lịch trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của khu vực và từng thành viên, từ đó hình thành kế hoạch quảng bá sản phẩm, thương hiệu du lịch chung của khu vực. Các tỉnh Tây Bắc mở rộng sẽ phối hợp xây dựng đề án cho Năm du lịch quốc gia diễn ra tại khu vực vào năm 2017. Ngoài ra, Ban chỉ đạo du lịch 8 tỉnh cũng tổ chức cuộc thi ảnh đẹp du lịch Tây Bắc để quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, con người, điểm du lịch tiêu biểu của khu vực. Vòng thi cấp khu vực sẽ diễn ra vào tháng 9-2013 nhân lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái).Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cũng đã phối hợp với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng xây dựng kế hoạch xây dựng, triển khai sản phẩm du lịch có trách nhiệm; bồi dưỡng nguồn nhân lực…TTXVN

Từ khoá: triển khai sản phẩm du khách sản phẩm việt nam xây dựng hàng không giảm giá kế hoạch khách du lịch gia người dân nội địa quốc tế phát triển tphcm hiệu quả kinh doanh văn hoá du lịch mở rộng

‘Bắt tay’ kích cầu du lịch

Hiệp hội Du lịch Hà Nội và Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình kích cầu du lịch năm 2013 ngày 20/4 tại Hà Nội.

Đây là một sự kiện hết sức ý nghĩa trong khuôn khổ Hội chợ thương mại du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) lần thứ nhất, đồng thời hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch gắn với thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm mục tiêu khuyến khích phát triển nguồn khách nội địa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi du lịch trong nước.

can-gio.jpg

Du khách tham quan khu du lịch sinh thái Rừng Sác (Cần Giờ). Ảnh: Hoàng Hải – TTXVN

Theo thỏa thuận này, 2 Hiệp hội thống nhất thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa 2013 với vé máy bay giảm giá của Hãng hàng không quốc gia (VietNam Airlines), Hãng hàng không Vietjet Air trên hành trình Thành phố Hồ Chí Minh- Hà Nội và ngược lại.

Hai bên cũng làm việc với Hiệp Hội du lịch Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2 thành phố, các tỉnh, thành phố 2 miền Nam, Bắc để vận động giảm giá các dịch vụ mặt đất. Đồng thời đề nghị các công ty lữ hành tham gia chương trình tour trọn gói khuyến mãi với tỷ lệ giảm giá ít nhất là 30%…

Hiện Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã làm việc và thỏa thuận thành công với Hãng hàng không quốc gia của Việt Nam hình thành các tuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… với mức giá giảm sâu tới 58%. Với Vietjets Air, hãng này cũng đã tung ra 10.000 vé máy bay giảm 49% chào bán ngay tại VITM 2013.

Đánh giá về sự hợp tác giữa hai Hiệp hội du lịch Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ngay trong khuôn khổ VITM 2013, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam, Trưởng ban tổ chức VITM khẳng định: Hai Hiệp hội “bắt tay” thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa bằng những công việc cụ thể đã mở ra một hướng đi mới cho du lịch hai miền, tạo đà phát triển vững chắc cho du lịch Việt Nam. Đây là hai Hiệp hội du lịch lớn nhất cả nước, tập trung các đơn vị nòng cốt của du lịch Việt Nam, sự liên kết này chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dòng khách từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc.

Thông tin từ Ban tổ chức VITM 2013 cho biết: Bắt đầu từ sáng 20/4, Hội chợ mở cửa cho người dân vào thăm quan. Toàn bộ số tour chào bán tại VITM dành cho người dân trực tiếp có nhu cầu đã được bán hết vào lúc 11 giờ. Đây là các tour chào mùa hè 2013, tour nghỉ lễ 30/4-1/5 được các hãng lữ hành tung ta với mức giá giảm tới 20% nhằm kích cầu du lịch nội địa.

Ban tổ chức đề nghị các hãng lữ hành chào bán tiếp các tour vào các đợt nghỉ sau đó để bán cho du khách có nhu cầu. Theo đánh giá của Ban tổ chức, đây là tín hiệu đáng mừng cho du lịch nội địa, một mặt đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân khi lựa chọn đi du lịch trong nước, đồng thời mang lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch…

Tiếp nối đà thành công của du lịch trong năm 2012, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục đón số lượng khách quốc tế ngày càng tăng. Trong quý I năm 2013, khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh ước đạt 1.049.760 lượt khách, tăng 8% so với với cùng kì năm 2012. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20.606 tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, khách quốc tế đến Hà Nội từ đầu năm đến nay tăng trưởng mạnh, đạt trên 634.000 lượt người, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước…

Thanh Giang

Từ khoá: việt nam nội địa hàng không gia thể thao phát triển người dân du lịch văn hoá hiệu quả kinh doanh quốc tế giảm giá

Nâng cao năng lực quản trị DN với giải pháp mới của Lạc Việt

Hoi-thao-01.jpg
Đại diện Lạc Việt trao đổi về bộ giải pháp quản trị mới.

ICTnews– Lạc Việt vừa chính thức giới thiệu bộ giải pháp Quản trị doanh nghiệp chạy trên nền điện toán đám mây “SureERP Suite” nhằm giúp các doanh nghiệp ở mọi quy mô có thể tối ưu nguồn lực tài chính, nhân sự, nâng hiệu quả kinh doanh…

Bộ giải pháp gồm có 4 giải pháp thành phần, bao gồm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (SureERP), quản trị văn phòng thông minh (SurePortal), quản trị nguồn nhân lực (SureHCS), quản lý hệ thống phân phối và bán lẻ (SureRMS)… Mỗi giải pháp quản trị doanh nghiệp của Lạc Việt đều được phân tích, thiết kế ứng với từng phần công việc trong doanh nghiệp, được phát triển trên nền điện toán đám mây, giúp người dùng sử dụng dễ dàng, giao diện thân thiện.

Cũng theo đại diện Lạc Việt, toàn bộ ứng dụng và dữ liệu của khách hàng có thể đặt tại trung tâm dữ liệu (đám mây) riêng của khách hàng, hoặc tại trung tâm dữ liệu đám mây của Lạc Việt để tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành; có thể truy cập bằng các phương tiện di động như notebook, smartphone, tablet hoặc máy tính nối màn hình cảm ứng…

“Các giải pháp phần mềm của Lạc Việt đang được xem như là một dịch vụ (SaaS). Chính vì vậy, với các mô hình định giá dựa trên thuê bao, các doanh nghiệp mọi quy mô chỉ cần bỏ ra một chi phí vừa phải là có thể ứng dụng những giải pháp quản trị doanh nghiệp tiên tiến hàng đầu hiện nay”, ông Hà Thân – TGĐ Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt nói.

Phan Minh

Từ khoá: doanh nghiệp dữ liệu hiệu quả kinh doanh giải pháp công ty cổ phần

DQC: Sẽ vượt mốc doanh thu nghìn tỷ vào năm 2017

Công ty sẽ trình đại hội kế hoạch mua cổ phiếu quỹ với tỷ lệ tối đa 20% tổng số cổ phần đang lưu hành.

CTCP Bóng đèn Điện Quang (mã CK: DQC) công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2013.

Theo đó, về kết quả kinh doanh năm 2012 doanh thu thuần đạt 630 tỷ đồng; LNTT đạt 65,7 tỷ đồng; LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 49 tỷ đồng. Các chỉ tiêu này đều tăng trưởng so với năm 2011. Công ty xin ý kiến cổ đông chia cổ tức năm 2012 tỷ lệ 15% trong đó đã tạm ứng 10%; 5% còn lại dự tính chi trả vào quý 2/2013.

Sang năm 2013, HĐQT trình cổ đông kế hoạch doanh thu thuần đạt 693 tỷ đồng; LNTT đạt 69 tỷ đồng và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 51,5 tỷ đồng. Cổ tức duy trì ở mức 15%.

DQC dự kiến giai đoạn 2013 – 2017 công ty tiếp tục trên đà phát triển với các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. DQC sẽ vượt mốc doanh thu 1000 tỷ đồng vào năm 2017.

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
1. Doanh thu thuần 693 762 838 963 1107
2. Lợi nhuận trước thuế 70 77 85 94 103
3. LNST của cổ đông công ty mẹ 52,5 57,75 63,75 70,5 77,25
4. Chi trả cổ tức % 15% 15% 17% 20% 20%

Về thù lao và tiền thưởng cho các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát và các cán bộ quản lý năm 2013 dự kiến bình quân 8 triệu đồng/người/tháng.

Trong trường hợp lợi nhuận sau thuế vượt mức kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thông qua thì các thành viên HĐQT, BKS và các cán bộ quản lý sẽ được thưởng theo hiệu quả kinh doanh là 20% lợi nhuận vượt kế hoạch sau thuế, tối đa không quá 5 tỷ đồng.

Nhằm tối đa hóa lợi ích của các cổ đông trong bối cảnh giá giao dịch cổ phiếu của công ty trên thị trường không thực sự thuận lợi, Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án mua cổ phiếu quỹ với những nội dung như sau:

Tỷ lệ cổ phiếu mua: Tối đa 20% tổng số cổ phần đang lưu hành.

Nguồn vốn thực hiện: Trích từ thặng dư vốn cổ phần và các nguồn vốn hợp pháp khác. Tính đến thời điểm hiện tại thặng dư vốn cổ phần của Công ty là 344.394.675.475 đồng.

Triển khai thực hiện: ủy quyền cho HĐQT xác định thời gian thực hiện mua cổ phiếu quỹ, phương thức mua, giá mua và các vấn đề khác trên cơ sở pàu hợp với lợi ích của cổ đông, Điều lệ Công ty và quy định của pháp luật.

Tài liệu

Trần Dũng

Theo TTVN/DQC

Từ khoá: hội đồng quản trị hiệu quả kinh doanh công ty lợi nhuận cổ phiếu