Đọc báo, tin tức online 24h

Đọc báo, tin tức online 24h

Tag: sản xuất nông nghiệp

Không chuyển đổi không làm được gì cả

Không chỉ nguyện vọng của người dân, bản thân chính quyền địa phương ở nhiều nơi cũng cảm thấy “bó chân bó tay” bởi Nghị định 42 bảo vệ đất lúa quá nghiêm ngặt.

>> Chui rào đất lúa

Cần thiết lắm, nhưng mà sợ

Huyện Yên Khánh được tỉnh Ninh Bình giao chỉ tiêu giữ từ 7.400 đến 7.500 ha đất lúa, nhưng thực tế ở một số xã, người dân đã chuyển đổi sang các mô hình khác hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cả ông Vũ Thiện Quý, Phó Chủ tịch phụ trách nông nghiệp và ông Trần Ngọc Diệp, Trưởng phòng NN- PTNT huyện đều khẳng định: Việc chuyển đổi đất lúa ở những khu vực ruộng trũng, đất xấu, năng suất thấp sang các mô hình phát triển kinh tế khác rất cần thiết, bởi mục đích cuối cùng nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất. Giữ đất lúa là đúng nhưng vấn đề là người sản xuất lúa ra không sống được thì giữ làm sao? Trồng lúa không có lãi, người dân không cấy để ruộng hoang thì phải làm gì? Đầu tư vào lúa chỉ có con số không, thậm chí là âm, không chuyển đổi sao được?

Chuyển đổi đất lúa sang trang trại ở Yên Khánh

Xã Khánh Thủy là vùng trũng, chịu ảnh hưởng của thủy triều nên nhiều cánh đồng trồng lúa hiệu quả thấp. Năm 2000 được xem là cột mốc quan trọng khi lãnh đạo xã mạnh dạn cho 35 hộ dân chuyển đổi 15 ha đất lúa kém năng suất sang mô hình nuôi cá, nuôi tôm xen lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng rau, cây ăn quả…

Cũng như nhiều vùng đất khác, công cuộc chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cực lớn cho Khánh Thủy. Và cũng vì việc bỏ lúa sang cây trồng khác mà người dân, chính quyền không ít lần lao đao.

Chủ tịch UBND xã Khánh Thủy, ông Đỗ Văn Mạnh nói rằng, có thời điểm Đảng ủy xã còn bị cấp trên nhắc nhở do để người dân tự ý chuyển đổi ruộng thành các mô hình trang trại. Nhắc thì phải chịu, nhưng không phải xã thờ ơ, thiếu trách nhiệm. Thực tế ý nguyện bà con nhân dân, thậm chí là ý nguyện lãnh đạo xã muốn chuyển từ lâu lắm rồi. Nuôi con cá có khi bằng 3-4 yến lúa. Hay như một sào cây thuốc bạch chỉ, chẳng vốn liếng là bao cũng thu về 6 triệu đồng. Hiệu quả quá rõ ràng, nhưng dù sao cũng là vi phạm vì đất lúa bị bảo vệ nghiêm ngặt quá.

Khánh Thủy là vùng thuần nông, chủ yếu là diện tích đất hai lúa nhưng nông dân bây giờ không còn mặn mà với ruộng đồng. Ngoại trừ những vùng năng suất cao, đồng lớn, có thể nâng cao sản xuất thì số diện tích còn lại thật khó để người dân cấy lúa.

Bằng chứng 70 ha ruộng 5% xã quản lý, trước đây cho người dân đấu thầu mỗi năm thu 80kg/sào nhưng bây giờ hạ xuống còn 70 kg nông dân vẫn cứ trả lại cho xã nhiều. Ruộng ấy, nếu cứ bám lấy lúa chỉ có cách kêu gọi, vận động các đoàn thể cấy. Đoàn thể không cấy thì chịu bỏ hoang, dân chán lắm rồi.

Cột mốc chuyển đổi vào năm 2000 cứ tưởng là cứu cánh cho nền nông nghiệp độc canh cây lúa của Khánh Thủy. 34 hộ dân chuyển đổi 15 ha đất lúa thuộc diện đất 313 của chính gia đình họ thành các mô hình kinh tế trang trại, ao hồ. Chỉ có một hai năm thôi mà giá trị kinh tế đất sản xuất nông nghiệp tăng vùn vụt, gấp mười, gấp trăm. Cứ như thể có phép màu.

Vậy mà khi đất lúa kém hiệu quả ở Khánh Thủy bắt đầu biết cách “đẻ” ra những tỷ phú làm mô hình trang trại, nông dân đang hồ hởi, thì lại phải dừng. Năm 2008 có chủ trương của trên yêu cầu xã phải san lấp diện tích đất chuyển đổi, trả lại mặt phẳng cho ruộng, trả lại nguyên trạng đất lúa.

Chính quyền thì bị khiển trách, còn nhiều hộ dân phải từ bỏ giấc mơ chuyển đổi, san ruộng bằng phẳng để chờ sang năm tiếp tục cấy lúa. Đấu tranh có, thuyết phục, xin xỏ, cuối cùng xã Khánh Thủy chỉ giữ lại được có 5 ha để 6 hộ dân tiếp tục làm trang trại.

Sau sự kiện 2008, đất lúa ở Khánh Thủy được giao bảo vệ nghiêm ngặt hơn, gắt gao hơn. Nhưng ở đâu đó, những diện tích xen kẹt, kém hiệu quả, người dân vẫn âm thầm chuyển đổi. Ông Nguyễn Cao Minh, cán bộ địa chính xã nói rằng, cấp trên yêu cầu giữ đất lúa hết sức quyết liệt, năm nào xã cũng phải thông báo, tuyên truyền trên loa đài nhưng dân vẫn cứ lén làm.

“Nhằm vào những ngày cán bộ xã nghỉ, thậm chí người dân còn tổ chức làm ban đêm. Bây giờ máy móc hiện đại, chỉ qua một đêm đến sáng là ruộng thành ao rồi. Xã cũng sử dụng các biện pháp như thu máy xúc, xử phạt hành chính, tùy theo mức độ chuyển đổi đất mà phạt từ năm trăm đến một triệu đồng. Nhưng nếu nhiều hộ làm hăng quá, đầu tư vào việc chuyển đổi nhiều quá rồi thì cũng nên để cho họ làm thôi. Anh bảo, làm lúa không có lãi thì cấm họ chuyển đổi sao được, ruộng bị bỏ hoang ngay”, theo ông Minh.

Phải chuyển đổi bằng được

Từ huyện đến xã đều xác định việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả ở huyện Yên Khánh là cần thiết. Xã Khánh Thủy còn 484,85ha đất hai lúa. Theo ông Mạnh, ông Minh, trong số này thì chỉ cần giữ 400 ha thuộc những cánh đồng lớn trồng lúa thôi. Còn lại diện tích đất xen kẹt, đất kém hiệu quả phải chuyển đổi mới phát triển được.

“Để nâng cao mức thu nhập cho người dân đạt theo tiêu chí nông thôn mới nên quan tâm cho các địa phương như Khánh Thủy chuyển đổi. Nếu không chuyển đổi thì không thực hiện được nội dung gì, rất bó. 7 năm nay chúng tôi không cấp được suất đất nào cả. Hộ nghèo, hộ gia đình chính sách có con cái ra riêng, đệ đơn xin miếng đất cũng chịu.

Đụng đâu cũng đất hai lúa, vướng, không chuyển đổi được. Cả chương trình xây dựng NTM nữa. Không chuyển đổi thì làm sao mở rộng đường, làm sao xây dựng cơ sở hạ tầng đây? Hơn nữa, Khánh Thủy chưa thực hiện dồn điền đổi thửa, người dân đang tự làm. Còn loay hoay, vất vả, truân chuyên lắm”, Chủ tịch Mạnh phân tích.

Thực tiễn, 5 ha, 6 hộ dân được giữ lại bây giờ là 6 tỷ phú giàu nhất xã. Thành tích, sự giàu có của họ càng khiến nông dân Khánh Thủy khát khao chuyển đổi, khát khao… bỏ lúa.

Trang trại của ông Đỗ Văn Ước (45 tuổi) là một trong 6 hộ gia đình được giữ lại, không phải san phẳng vì xét thấy gia đình trót đầu tư vào đó nhiều tiền của quá. San phẳng thì thiệt hại nên xã và huyện cho giữ lại làm.

Bây giờ, muốn vào khu chăn nuôi của ông Ước, người lạ phải “khử trùng”. Muốn vào khu trồng cây, phải thay quần áo. Rất quy mô, bài bản và hiện đại. Ít ai biết rằng, nguồn gốc của trang trại bề thế ấy chỉ có 2 sào đất lúa 313 của gia đình, diện tích mà ông Ước khẳng định là nếu trồng lúa hiệu quả kinh tế bằng không.

Năm 2004, khi mô hình chuyển đổi của nông dân Khánh Thủy bắt đầu phổ biến thì gia đình ông Ước tự dồn điền đổi thửa với nhiều hộ nông dân khác, dù chưa có chủ trương. Những gia đình có nhu cầu làm trang trại tự đổi đất cho nhau, tập hợp thành những vùng đất tương đối rộng, đủ để đầu tư sản xuất. Bây giờ nhà ông Ước có 5.700m2. Chăn nuôi, sản xuất rau, trồng cây cảnh…

Dù không được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, phải vay ngân hàng gánh lãi suất cao nhưng trang trại năm nào cũng lãi. Nhiều thì vài ba trăm, ít cũng đến hàng chục triệu. 5 đứa con được đầu tư ăn học đến nơi đến chốn mà chẳng phải đi vay một cắc nào. Trang trại còn thuê 3 công nhân, mỗi tháng trả từ 3-5 triệu đồng vẫn khỏe re.

Thành công quá rồi, nhưng mà ông Ước vẫn cứ mơ. Giá như được hợp thức hóa trang trại, được đầu tư nhiều hơn để mở rộng mô hình hơn nữa. Tất nhiên sẽ cần phải có quy hoạch, theo một lộ trình bài bản, nhưng nguyện vọng chuyển đổi của người dân là hoàn toàn chính đáng.

Khao khát của chính quyền xã Khánh Thủy và phần lớn người dân ở đây là một mô hình trang trại tập trung. Đất 5% của xã hiện còn nằm rải rác. Mặc dù mới đây cấp trên về phối hợp với xã khoanh vùng đất lúa để bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng tỉnh cũng sẽ quy hoạch khu trang trại, theo dự kiến, sẽ có khoảng 30ha đất lúa chuyển đổi. Nhưng con số này vẫn còn quá ít so với nhu cầu của xã Khánh Thủy.

“Những vùng khác họ có đất nọ đất kia, còn Khánh Thủy chỉ có đất hai lúa. Làm cái gì cũng đụng đất lúa, nếu được tạo điều kiện chuyển đổi khoảng 80ha đất lúa thì hợp lý”, Chủ tịch UBND xã Đỗ Văn Mạnh ao ước.

Từ khoá: gia năng suất sản xuất nông nghiệp kinh tế nông nghiệp gia đình nông dân hiệu quả bão người dân mức thu nhập

Truy tìm giám đốc lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Do thiếu vốn để đầu tư sản xuất nông nghiệp, một số hộ dân đã nhờ Lê Thanh Thao vay hộ tiền ngân hàng.

Ngày 12/7, Phòng PC45, Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, cơ quan này đang truy tìm ông Lê Thanh Thao (45 tuổi, Giám đốc DNTN Toàn Thắng, trú tại ấp 4, xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT) về để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích hàng chục ngàn mết vuông.

Do thiếu vốn để đầu tư sản xuất nông nghiệp, một số hộ dân đã nhờ Lê Thanh Thao vay hộ tiền ngân hàng. Thao đồng ý vay giúp tiền với điều kiện là Thao hoặc người nhà của mình đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của những hộ dân này mới có thể làm thủ tục vay được tiền ngân hàng. Nhiều người đã đồng ý với điều kiện của Thao.

Tuy nhiên, để chuyển được tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang tên của mình hoặc tên người nhà, Thao đã ký với các hộ dân này Hợp đồng ủy quyền hoặc Hợp đồng thỏa thuận, có công chứng rồi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất từ các hộ dân này sang tên Thao hoặc người nhà của Thao.

Qua đó, lừa chiếm của nhiều người hàng tỷ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Theo Bách Nhật

Công an nhân dân

Từ khoá: ngân hàng giấy chứng nhận sản xuất nông nghiệp

Có một thôn người Hà Nội nơi xứ Lạng

(HNM) – Đó là thôn Sơn Đông, xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đây là nơi sinh sống của một cộng đồng người Hà Nội trong phong trào: “Đưa đồng bào miền xuôi đi khai hoang xây dựng kinh tế văn hóa miền núi”. Vào cuối mùa thu năm 1961, xã Yên Vượng đã đón nhận gần 1.000 thanh niên thuộc 7 huyện của tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) lên khai hoang. Đây là một sự kiện lịch sử của Yên Vượng, bởi tầm vóc và cách làm hoàn toàn mới lạ vào lúc đó.

Ngày đầu mở đất

Năm 1961, Yên Vượng là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Hữu Lũng, diện tích tự nhiên xấp xỉ 40km2, đất nông nghiệp chiếm ngót 1/10, với gần 200 hộ và khoảng 1.000 dân. Số hộ đói nghèo chiếm quá nửa, hằng năm, chín tháng ăn ngô thay gạo. Cách quốc lộ 1A chừng 5km nhưng xã chỉ có con đường đầy đá tảng, ổ trâu, ổ bò… làm huyết mạch lưu thông với bên ngoài, các tuyến đường tới thôn xóm chủ yếu là đường mòn, quanh co, lầy lội… Những địa danh trong xã mới nghe đã sởn gai ốc, nào là Lân Trà (toàn lợn rừng), Hang Hùm, Mỏ Tối, Hút Cùng… Câu cửa miệng: “Trăm cái tội, không bằng cái tội Làng Lâm” đã khiến người các xã dọc quốc lộ gọi người Yên Vượng là: “Dân trong đèo”, với hàm ý là đã đói nghèo lại “ngẩn ngơ”.

Đường bê tông liên thôn xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Đường bê tông liên thôn xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Thế nhưng đến một ngày, chỉ trong vòng một tháng trời bỗng đâu ô tô tới tấp đưa tới gần một ngàn người, toàn thanh niên con trai con gái và khá đông cán bộ tới cái nơi “khỉ ho cò gáy” ấy. Các ké, các mế thốt lên: “Hây dà! Lũ con trai, con gái này đông hơn cả dân xã minh rồi lố”. Mô hình tổ chức của đoàn người đi khai hoang này cũng khá cồng kềnh. Không ra dáng dấp của một nông trường, cũng không hẳn là một HTX nông nghiệp cao cấp, mà lại là HTX khai hoang Sơn Đông cho phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của nó. Đấy là cái tên mang dấu ấn lịch sử do hai tỉnh Lạng Sơn và Hà Đông đặt ra để đánh một dấu son cho tình đoàn kết gắn bó.

HTX Sơn Đông ngày ấy có quy mô khá lớn cả về tổ chức bộ máy lãnh đạo, quản lý điều hành và lực lượng sản xuất. Đích thân Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Đông Nguyễn Hữu Thụ làm Trưởng ban cán sự khai hoang tỉnh, trực tiếp chỉ đạo HTX Sơn Đông; Thường vụ Tỉnh ủy Trần Hữu Trọng làm Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Ty Nông nghiệp tỉnh Nguyễn Văn Hạnh làm Chủ nhiệm HTX, ngoài ra còn có khá đông cán bộ ưu tú của các sở, ban, ngành, lãnh đạo các huyện… đảm trách các chức vụ trong HTX. Công việc trọng tâm của xã viên (thực ra gần như là thanh niên xung phong) là khai phá đất để sản xuất. Để bớt đi gánh nặng của ngân sách nhà nước, HTX còn tổ chức thêm một bộ phận chuyên sản xuất, chế biến đồ gỗ (vì khá dồi dào gỗ nguyên liệu), nung vôi, làm gạch ngói. Chị em phụ nữ có tay nghề thì khâu nón, đan lát mây, tre, nứa… đặc biệt có đội thanh niên xung kích chuyên xây dựng các công trình thủy lợi và mở mang các tuyến đường đi lại trong nội bộ HTX. Nổi bật nhất là hai công trình trọng điểm trong kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở: Trạm thủy điện Đèo Rồng và công trình thoát nước Đèo Phiếu. Người ta đã xây một đập ngăn nước ở hạ lưu thác Đèo Rồng rồi đặt máy phát điện. Trạm thủy điện chỉ với công suất trên dưới 10kw/h lúc đó đã được coi là một thành tích khá ấn tượng. Nhưng mương thoát nước Đèo Phiếu mới thực sự để lại dấu ấn cho đến tận bây giờ. Ngày ấy, chỉ với hai bàn tay trần cùng với xà beng, choòng thép… dân Sơn Đông đã cắt xẻ cả một vách đá chắn ngang thung lũng Đèo Phiếu, sau đó lại xẻ dọc cả thung lũng đá dài chừng nửa cây số làm mương thoát nước. Hơn trăm ngàn khối đá đã được đập, phá, đào, bới, vận chuyển chỉ bằng những đôi tay trần.

Khi HTX Sơn Đông phát triển đến đỉnh cao, ngày 8-3-1962, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã về thăm. Thủ tướng nói chuyện với cán bộ và anh chị em thanh niên ngay giữa cánh rừng đang khai phá, động viên ý chí quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ khai hoang của HTX Sơn Đông. Cuối năm 1963, sau khi đã khai hoang được khoảng vài trăm héc ta đất và xây dựng một số công trình hạ tầng cơ sở, ban quản trị HTX rút về dần. Hầu hết số thanh niên khai hoang tiền trạm cũng được điều đi các nông trường, xí nghiệp, thay vào đó là các hộ gia đình từ Hà Đông đến tiếp nhận cơ ngơi, chủ yếu là đất đai để xây dựng quê mới.

Vượt qua thời gian khó, xây dựng quê hương ấm no

Đến năm 1980, HTX Sơn Đông đã thu hẹp quy mô về nhiều mặt, nhất là về tiềm lực kinh tế. Trăm ngàn cái khó, cái lạ… phát sinh và đáng sợ nhất là nỗi day dứt nhớ về quê cũ, đã có một số hộ bỏ về quê. Sơn Đông lúc này đang ở một tình thế vô cùng gay go, không chỉ là nghèo nữa mà là đói, kể cả cái khát rình rập hằng ngày. Người ta cho rằng các vị cán bộ trước đây đã phiêu lưu đến một vùng đất ba không: không có ruộng, không có nước, không có đường đi và thị trường mua bán… chỉ có rừng xanh, núi đá và đất bạc màu. Thậm chí có người còn độc miệng cho rằng cán bộ đã “mang con bỏ chợ”. Tính đi tính lại, chi bộ thôn và Ban quản trị HTX đi đến quyết định: Dựa vào nghề nghiệp sẵn có trong khá đông gia đình và một số cán bộ, thanh niên ở lại chuyển dịch từ HTX nông nghiệp sang làm nghề thủ công. Với nguyên vật liệu khá dồi dào là củi, gỗ, đá, đất đai, HTX xây dựng lò nung vôi, lò gạch, ngói, làm nón lá, đan lát mây tre và làm mành trúc xuất khẩu. Ròng rã dễ đến hơn 10 năm, từ người nông dân đồng bằng đi xây dựng quê hương mới đã biến thành người thợ thủ công chuyên sản xuất hàng hóa, xây dựng, tiêu dùng… ở miền núi. Thế rồi gỗ, củi cũng cạn dần. Lấy gì để đốt lò vôi, lò gạch? Người ta mua than thay thế củi, nhưng lỗ chổng vó. Nón, nan, mây tre đan, mành trúc xuất khẩu cũng không tìm được đầu ra. Bí bách đến nỗi người ta đã tính đến chuyện di chuyển cả cái cộng đồng này đến một địa điểm mới. Rất may điều đó đã không xảy ra.

Đầu những năm 80, trong khi đất nước đang gặp những khó khăn về kinh tế, dẫn đến việc tan rã của rất nhiều HTX. Thôn Sơn Đông được thành lập lại trên cơ sở toàn bộ đất và người của HTX thủ công Sơn Đông, nhưng kẹt nỗi đất đã bỏ hoang và chuyển giao khá nhiều. Chi bộ kịp nhận ra tình hình và ngay lập tức đề ra chủ trương, phương hướng phù hợp với tình hình mới, đó là lấy sản xuất nông nghiệp làm chính, hướng tới mô hình VAC, tranh thủ làm thêm nghề phụ, mở các dịch vụ và buôn bán nhỏ. Tiếp đó cán bộ, nhân dân trong thôn đã mạnh dạn đề nghị với Đảng và chính quyền địa phương trao lại số đất đai bỏ hoang, nên nhân dân địa phương phục hóa. Với lòng thương yêu đùm bọc và tình nghĩa anh em chung sống từng ấy năm trời, Đảng ủy và chính quyền xã đã vận động bà con địa phương hoàn trả phần lớn số đất đai này. Một việc tưởng như không bao giờ làm được, mà nếu có làm được cũng sẽ xảy ra bao nhiêu “khổ nạn”. Thế nhưng việc trao trả lại hết sức nhẹ nhàng, thể hiện tình đoàn kết, thương yêu trên cơ sở lý tình và hòa hợp. Khi Luật Đất đai 1993 ra đời, xã Yên Vượng lại là một trong những xã đầu tiên tiến hành đo đạc ruộng đất, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho nông dân và 100% số hộ thôn Sơn Đông đã có sổ đỏ. Đánh giá về quá trình xây dựng và phát triển của thôn Sơn Đông hơn 50 năm qua, lãnh đạo Đảng bộ huyện Hữu Lũng ghi nhận: Số hộ đồng bào miền xuôi (Hà Đông) lên Hữu Lũng khai hoang đã đóng một vai trò quan trọng trong việc mở mang diện tích canh tác, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển địa phương…

Từ khoá: phát triển giấy chứng nhận nông nghiệp kinh tế thanh niên xây dựng hà đông mô hình tổ chức người nông dân quá trình xây dựng sản xuất nông nghiệp công trình

Cần nhiều hơn nỗ lực của ngân hàng và doanh nghiệp

Doanh nghiệp than khó tiếp cận vốn. Ngân hàng thanh khoản dồi dào và phải cạnh tranh quyết liệt cũng không dám hạ chuẩn tín dụng để đẩy vốn ra. Câu chuyện tín dụng tăng trưởng chậm là một khó khăn của cả hai đối tượng ngân hàng và doanh nghiệp. Vì vậy, các giải pháp chỉ trong phạm vi hệ thống ngân hàng thương mại sẽ không đầy đủ.

Cần nhiều hơn nỗ lực của ngân hàng và doanh nghiệp

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tăng trưởng tín dụng vẫn thấp

Tính đến ngày 30/4/2013, tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), dư nợ tín dụng giảm 0,3% so với cuối năm 2012, đà giảm đã chậm lại sau khi giảm mạnh trong tháng 1/2013. Mức tăng trưởng tín dụng thấp so với mục tiêu định hướng chủ yếu do một số nguyên nhân.

Môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn kéo dài, sức cầu yếu, tồn kho sản phẩm lớn nên các doanh nghiệp chỉ vay vốn để duy trì sản xuất mà không tăng trưởng, dẫn đến nhu cầu tín dụng không gia tăng. Ngoài ra, các dự án đầu tư cho sản xuất kinh doanh hay mở rộng hạ tầng mới không có nhiều nên dư nợ tín dụng trung dài hạn giảm do thu nợ.

Mặt khác, từ đầu năm đến nay, việc áp dụng Thông tư số 37/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 của Ngân hàng Nhà nước về cho vay ngoại tệ đã làm cho dư nợ cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với các đối tượng nhập khẩu không có nguồn thu giảm dần.

Đến cuối tháng 4/2013, dư nợ ngoại tệ tại Vietcombank giảm 15,4% so với cuối năm. Ngoài ra, một số doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc dè dặt trong sử dụng vốn vay ngân hàng do tâm lý còn muốn chờ đợi lãi suất cho vay giảm hơn nữa.

Khó tiếp cận vốn do khả năng hấp thụ vốn yếu

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định, nguồn cung tín dụng dồi dào, mặt bằng lãi suất vay thấp, thậm chí các ngân hàng còn cạnh tranh gay gắt để cho vay khách hàng tốt nhưng doanh nghiệp vẫn phản ánh tình trạng khó tiếp cận vốn ngân hàng. Điều này cho thấy, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp giảm sút hoặc không đủ điều kiện vay vốn.

Một số chỉ tiêu về tín dụng của Vietcombank có thể chưa mang tính đại diện cao, nhưng phần nào thể hiện hiện trạng của nền kinh tế và sức khỏe doanh nghiệp hiện nay: tăng trưởng tín dụng theo ngành kinh tế chậm lại ở các ngành công nghiệp sản xuất/chế tạo, năng lượng, chế biến xuất khẩu, thương mại phục vụ sản xuất nông nghiệp; nợ xấu và tỷ lệ tổn thất cao tập trung ở một số ngành mũi nhọn như thép, vận tải biển/đóng tàu, cà phê…; các chỉ số về hoạt động của doanh nghiệp (hàng tồn kho, vòng quay vốn…) bị ảnh hưởng lớn bởi khủng hoảng kinh tế và chỉ số nợ có chiều hướng tăng.

Tuy tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, thanh khoản ổn định, nhưng Vietcombank cũng không hạ chuẩn tín dụng để đẩy tín dụng ra, vì nếu hạ chuẩn tín dụng, đưa vốn ra quá dễ dàng đối với doanh nghiệp ốm yếu thì cũng chỉ duy trì hoạt động của doanh nghiệp ở trạng thái tạm thời, không có tác dụng bền vững, ảnh hưởng tới tính lành mạnh và sức khỏe của cả nền kinh tế cũng như tác động xấu tới chất lượng danh mục tín dụng của ngân hàng.

Cần nỗ lực từ hai phía

Để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, Vietcombank luôn duy trì mức lãi suất hợp lý và cạnh tranh trên thị trường; liên tiếp triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất cho vay thông thường từ 2 – 3%/năm đối với khách hàng tốt.

Một số chương trình cho vay ưu đãi lãi suất hiện đang được Vietcombank triển khai như: chương trình cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ đông xuân 2012 – 2013 (đã giải ngân trên 2.000 tỷ đồng); chương trình cho vay ưu đãi VNĐ (quy mô 30.000 tỷ đồng); chương trình cho vay ưu đãi USD (quy mô 700 triệu USD); chương trình 5.000 tỷ đồng – lãi suất cho vay thấp nhất 11%/năm đối với sản phẩm kinh doanh tài lộc và khoản vay mua nhà, xây hoặc sửa chữa nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho thuê của cá nhân…

Các chương trình ưu đãi lãi suất này đều được thông báo rộng rãi, thủ tục, hồ sơ vay vốn cũng đã được tiết giảm tối đa và đăng tải công khai. Mục tiêu cuối cùng là tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và vướng mắc trong quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng đòi hỏi nỗ lực hơn nữa từ cả hai phía. Về phía ngân hàng, chủ động tiếp xúc với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tốt thông qua chính sách khách hàng hợp lý (bao gồm cả việc giảm lãi suất và hy sinh lợi nhuận trong ngắn hạn); tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn như cơ cấu lại nợ, tính toán lại vòng quay vốn lưu động, miễn và giảm lãi vốn vay… đối với doanh nghiệp có khả năng phục hồi trên cơ sở khả năng tài chính của tổ chức tín dụng; thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực tài chính và quản trị…

Về phía doanh nghiệp, cần lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả, tập trung vào các mảng sản xuất kinh doanh chủ chốt, có thế mạnh, có khả năng tạo ra dòng tiền bền vững; nghiên cứu các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh; tái cấu trúc kinh doanh theo hướng mạnh dạn cắt bỏ những dự án đầu tư, những hoạt động kinh doanh không cấp thiết, chưa hiệu quả, nhằm củng cố nguồn lực tài chính và quản trị cho các mảng sản xuất kinh doanh chính…

Thực tế tình trạng khó khăn hiện nay không phải chỉ đối với doanh nghiệp mà là khó khăn hai trong một – của cả ngân hàng và doanh nghiệp. Vì vậy, các giải pháp chỉ trong phạm vi hệ thống ngân hàng thương mại sẽ không đầy đủ. Theo đó Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong việc xử lý hàng tồn kho; hoàn thiện khung pháp lý đối với các hoạt động mua bán nợ, mua bán tài sản đảm bảo; đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp; có chính sách kích cầu tiêu dùng và trợ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị kinh doanh.

Theo daibieunhandan.vn

Từ khoá: kinh doanh vay vốn khách hàng tài chính năng lực tài chính khó khăn khả năng tài chính hiệu quả nền kinh tế doanh nghiệp tín dụng tăng trưởng chính sách ngân hàng kinh tế chương trình ưu đãi sản xuất nông nghiệp tái cấu trúc cạnh tranh

Gần 1.400 hộ tham gia bảo hiểm nông nghiệp

(Dân Việt) – Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng…

Hà Nội đã chọn 2 huyện là Chương Mỹ thực hiện bảo hiểm lợn và huyện Ba Vì thực hiện bảo hiểm trên đàn bò sữa.Theo Ban chỉ đạo BHNN Hà Nội, tính đến cuối tháng 4.2013, về bảo hiểm bò sữa trên địa bàn huyện Ba Vì có 16/19 xã đã triển khai với tổng số bò sữa tham gia bảo hiểm là 1.027 con. Số hộ tham gia bảo hiểm 334 hộ.

Bảo hiểm nông nghiệp giúp nông dân phát triển chăn nuôi.

Tổng số phí bảo hiểm gần 1,6 tỷ đồng (trong đó ngân sách hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng). Việc giải quyết bồi hoàn, số bò sữa rủi ro bồi hoàn 49 con, số tiền bồi hoàn là hơn 1,3 tỷ đồng (83,7% tổng số tiền tổng thu). Về thực hiện bảo hiểm lợn, Thành phố đã chọn 3 xã thuộc huyện Chương Mỹ (gồm Trung Hòa, Tốt Động, Đại Yên) và 3 xã thuộc huyện Ba Vì (gồm Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài). Tại huyện Chương Mỹ, số hộ tham gia bảo hiểm 1.034 hộ (trong đó 244 hộ nghèo, 71 hộ cận nghèo, 719 hộ bình thường). Số lợn tham gia bảo hiểm 8.302 con (tổng đàn lợn thuộc 3 xã 10.567 con), tỷ lệ lợn tham gia bảo hiểm 78,6%/ so với tổng đàn). Tổng số phí bảo hiểm 970,5 triệu đồng (trong đó ngân sách hỗ trợ 702,2 triệu đồng). Việc giải quyết bồi hoàn, số lợn chết 193 con, số tiền bồi hoàn là 346,21 triệu đồng (35,6% tổng số tiền tổng thu).

Theo Ban Chỉ đạo thí điểm BHNN T.Ư tính đến thời điểm 30.4.2013 có 234.233 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm (trong đó có 80,8% là hộ nghèo), với giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và thủy sản là 5.437.574 triệu đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc là 303.295 triệu đồng.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn-Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, khẳng định BHNN là đúng đắn và rất cần thiết nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp, chủ động khắc phục và bù đắp những thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai dịch bệnh gây ra góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

Những khó khăn trong quá trình triển khai thí điểm BHNN mà các tỉnh, thành, trong đó có Hà Nội thường gặp phải đó là BHNN là loại hình bảo hiểm mới rất phức tạp, lần đầu tiên làm thí điểm nên chưa có kinh nghiệm. Phạm vi, đối tượng, địa bàn BHNN khá rộng, mặt khác do tính chất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung, TP. Hà Nội nói riêng là sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tập trung; diễn biến thời tiết khí hậu, thiên tai, dịch bệnh thời gian qua rất phức tạp, tình hình giá cả thị trường, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi nhiều biến động làm ảnh hưởng đến việc triển khai thí điểm BHNN…

Theo Ban chỉ đạo BHNN Hà Nội, để triển khai có hiệu quả thí điểm BHNN, trong thời gian tới, thành phố sẽ tăng cường công tác chỉ đạo đến các huyện, các xã, phát huy cả hệ thống chính trị vào cuộc. Chỉ đạo hệ thống thú y cơ sở trực tiếp tham gia làm đại lý để triển khai đến các hộ chăn nuôi. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn đến cán bộ cơ sở và người chăn nuôi. Phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP, Công ty cổ phần Sữa Ba Vì trong việc triển khai bảo hiểm bò sữa tại các xã. Đồng thời tăng cường kiểm tra và thực hiện tốt việc đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường khi các hộ dân đã tham gia bảo hiểm…

Minh Hồng

Từ khoá: thiệt hại tài chính nông nghiệp bảo hiểm phí bảo hiểm thí điểm bảo hiểm bão triển khai thí điểm giải quyết bồi thường triển khai gia doanh thu phí bảo hiểm gốc bhnn bảo hiểm bò sữa loại hình bảo hiểm bảo hiểm gốc công ty cổ phần đánh giá rủi ro giá trị bảo hiểm sản xuất nông nghiệp phát triển hợp đồng bảo hiểm phí bảo hiểm gốc thí điểm doanh thu phí bảo hiểm bảo hiểm nông nghiệp giải quyết tham gia bảo hiểm đồng bảo hiểm

Năm nay, tăng cung tín dụng 12%

(HNMO) – Trước nhận định khó đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2013 là 5,5% như đã đề ra của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đại diện Ủy ban Kinh tế ngân sách của Quốc hội cho rằng, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các giải pháp đối với chính sách tài khoá, tiền tệ để kích thích tổng cầu cần được thực hiện ngay.

Năm nay, tăng cung tín dụng 12%

Trong phiên làm việc đầu tiên tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII sáng nay, 20/5, thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo với Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013

Theo Phó thủ tướng, việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 có thêm một chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch là mức giảm tỷ lệ hộ nghèo. Như vậy, trong tổng số 15 chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Quốc hội đề ra trong kế hoạch năm 2012, có 11 chỉ tiêu hoàn thành đạt và vượt kế hoạch. Còn 4 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP), tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP, chỉ tiêu tạo việc làm và tỷ lệ che phủ rừng. So với số đã báo cáo Quốc hội, có 7 chỉ tiêu đạt cao hơn, 2 chỉ tiêu đạt thấp hơn và 6 chỉ tiêu không đổi.

Về việc thực hiện nhiệm vụ 4 tháng đầu năm 2013, theo Chính phủ, kinh tế vĩ mô bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, nổi bật nhất là tăng trưởng kinh tế Quý I đạt 4,89%, cao hơn cùng kỳ năm trước. Lạm phát được kiềm chế, lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm, tỷ giá và thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định, vốn FDI đăng ký và thực hiện đều tăng so với cùng kỳ năm trước, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được triển khai tích cực…

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, ẩn chứa nhiều rủi ro gây bất ổn định kinh tế vĩ mô. Các khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp, xây dựng đều còn rất nhiều khó khăn. Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản giảm sút. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và chế tạo gặp rất nhiều khó khăn do chi phí đầu vào cao, sức mua giảm, tiêu thụ chậm. Tiến độ thu ngân sách nhà nước chậm hơn cùng kỳ các năm trước; giải ngân vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đạt thấp….

“Nếu các khó khăn nêu trên không được xử lý thì khả năng GDP đạt 5,5% như mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn”, Phó thủ tướng nói.

Căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2013 đã được đề ra, đồng thời xuất phát từ thực tiễn tình hình 4 tháng đầu năm, Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2012.

Đáng chú ý, về điều hành kinh tế, Chính phủ sẽ điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa. Tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, giảm chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay. Tăng cung tín dụng để góp phần tăng tổng cầu của nền kinh tế, điều hành ở mức tăng 12% cả năm 2013; tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên. Quản lý tốt hơn thị trường vàng, thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới; Phấn đấu giữ bội chi ngân sách như đã được Quốc hội thông qua (4,8% GDP).

Kiên quyết cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các khoản chi chưa thực sự cần thiết; thu hồi các khoản vốn, kinh phí đã giao dự toán nhưng đến hết 30/6/2013 các Bộ ngành, địa phương chưa phân bổ hết. Xem xét tiếp tục ứng vốn trái phiếu Chính phủ đã giao giai đoạn 2012-2015 cho một số công trình quan trọng cấp bách hoàn thành trong năm 2013.

Tiếp tục thực hiện chủ trương điều chỉnh giá điện, than cho điện, nước, dịch vụ công về giáo dục, y tế theo cơ chế thị trường với lộ trình phù hợp và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền.

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, phát triển thị trường, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là hỗ trợ về thị trường, khuyến nông, chủ động đối phó với dịch bệnh, thiên tai.

Từ nay đến cuối năm, tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương tái cơ cấu đầu tư đã đề ra. Thực hiện Kế hoạch đầu tư trung hạn 3 năm 2013-2015. Hoàn thành phê duyệt đề án tái cơ cấu và điều lệ tổ chức và hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đặc biệt là các đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành, địa phương. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác cán bộ đối với DNNN.

Tiếp tục thực hiện lộ trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo Đề án và các phương án đã được phê duyệt; trong đó tập trung vào xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, tiết kiệm chi phí; tăng cường việc giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm bảo đảm an toàn cho từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống.

Cần có ngay các giải pháp tài khoá, tiền tệ để kích thích tổng cầu

Nhất trí với những đánh giá của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2013 là hết sức nặng nề; vấn đề đặt ra là phải xử lý hài hòa và đảm bảo thực hiện cả hai mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát trong điều kiện nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn.

Theo nhiều ý kiến trong Ủy ban, sau một thời gian dài kiểm soát tăng trưởng tín dụng để ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhiều doanh nghiệp đã ngừng sản xuất, giải thể, phá sản, một bộ phận lớn doanh nghiệp đang nỗ lực vượt qua thời điểm khó khăn nhưng không thể kéo dài tình trạng này hơn nữa. Cùng với yếu tố năng suất tổng hợp của nền kinh tế chậm cải thiện do quá trình tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng mới chỉ bắt đầu, nếu không sử dụng hợp lý các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng thì một mặt năng lực sản xuất của nền kinh tế chưa thể phục hồi nhanh, mặt khác sẽ gây áp lực lên lạm phát.

Dự báo năm 2013 nền kinh tế chưa có thêm nhiều sản phẩm mới có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu trong khi đó dự báo giá cả thế giới sẽ giảm so với năm 2012 nên kim ngạch xuất khẩu 2013 khó có sự bứt phá mạnh. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các giải pháp đối với chính sách tài khoá, tiền tệ để kích thích tổng cầu cần được thực hiện ngay, việc linh hoạt các chính sách phải theo diễn biến và liều lượng thích hợp, kiên định và nhất quán với mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô.

Một số ý kiến cho rằng, tổng cầu của nền kinh tế đang thấp, dự báo giá hàng hóa thế giới cũng không có biến động lớn, nên áp lực lạm phát năm 2013 là không cao. Do lạm phát đang có xu hướng giảm và mục tiêu lạm phát thấp hơn năm 2012 có khả năng đạt được nên trong những tháng còn lại của năm 2013 chính sách kinh tế vĩ mô nên ưu tiên mục tiêu tăng trưởng, phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5% như Nghị quyết của Quốc hội.

Ủy ban cũng cơ bản tán thành với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp bổ sung cần tập trung thực hiện trong những tháng còn lại của năm 2013 trong Báo cáo của Chính phủ, đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng phương án hoặc kế hoạch triển khai cụ thể về mục tiêu, chỉ tiêu, hạn định thời gian và các biện pháp mạnh hơn nhằm giảm hàng hóa tồn kho và giảm nợ xấu, các giải pháp cụ thể để doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý và các giải pháp hỗ trợ, khai thông thị trường bất động sản theo chủ trương đã ban hành.

Rà soát lại tổng thể các dự án đầu tư công, đánh giá việc cắt giảm, dừng thi công để có điều chỉnh hợp lý, hạn chế gây ra tổn thất lớn và sự mất cân đối trong việc thực hiện đồng bộ qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội của một số địa phương; đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn để phát huy hiệu quả của dự án đầu tư sau khi rà soát; đẩy nhanh hơn nữa tốc độ giải ngân vốn đầu tư phát triển nhằm hỗ trợ tổng cầu của nền kinh tế; đồng thời có phương án xử lý nhanh các khoản nợ đọng, đặc biệt là nợ đọng đối với doanh nghiệp trong xây dựng cơ bản.

Thận trọng trong việc điều chỉnh chính sách thu NSNN, tránh giảm thu quá lớn; đồng thời cần đánh giá lại cơ cấu thu NSNN.

Sớm ban hành Đề án tái cơ cấu đầu tư công gắn với cải cách thể chế, đổi mới phân cấp quản lý kinh tế, quản lý ngân sách nhằm thay đổi rõ rệt phương thức phân bổ nguồn lực công, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Rà soát, điều chỉnh các quy định về sở hữu của các tổ chức tín dụng, giám sát hiệu quả việc sáp nhập, hợp nhất, không gây xáo trộn trong hệ thống tổ chức tín dụng và đảm bảo an toàn tiền gửi của người gửi tiền; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng trích đủ dự phòng rủi ro và đảm bảo nguồn tự xử lý nợ xấu phát sinh.

Từ khoá: hàng hóa tín dụng gia doanh nghiệp thế giới phát triển bất động sản phát triển thị trường bão nhà nước khó khăn kinh tế nền kinh tế sản phẩm mới chính sách thủ tướng nâng cao chất lượng thị trường gdp tổng công ty nhà nước ổn định sản xuất nông nghiệp kế hoạch chính phủ tái cơ cấu triển khai công ty nhà nước hiệu quả xây dựng tăng trưởng giải pháp

Bảo hiểm nông nghiệp: Xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn (*)

Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện thí điểm BHNN tỉnh Trà Vinh

Bảo hiểm nông nghiệp: Xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn (*)

BHNN góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững. Nguồn: Internet

Góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn

Đến nay, Công ty bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã thực hiện ký kết tổng cộng 113 hợp đồng, trên diện tích 58,92 ha (cá tra: 59 hợp đồng, diện tích 19,7 ha; tôm thẻ chân trắng: 44 hợp đồng, diện tích 32,88 ha; tôm sú: 10 hợp đồng, diện tích 6,34 ha); tổng phí bảo hiểm 10, 172 tỷ đồng (cá tra: 8,91 tỷ đồng, tôm chân trắng: 1,1 tỷ đồng; tôm sú: 162 triệu đồng).

Theo báo cáo, đến nay, Bảo Minh Trà Vinh đã tiến hành chi bồi thường cá tra (theo Quyết định 3035/QĐ-BTC): 12 ao diện tích, 3,25 ha, số tiền 8,45 tỷ đồng. Số còn lại gồm 28 hợp đồng, 33 ao diện tích, 7,78 ha, được sự chấp thuận của UBND tỉnh Trà Vinh, Ban Chỉ đạo BHNN Tỉnh đã tiến hành bồi thường với dân thông qua hình thức thương lượng mức bồi thường theo giá trị đầu tư thực tế với tổng số tiền 36,4 tỷ đồng (tiết kiệm so với bồi thường theo Quyết định 3035/QĐ-BTC khoảng 11 tỷ đồng)… Đối với tôm sú, tôm chân trắng, ước số tiền bồi thường khoảng 2,8 tỷ đồng thì nay đã chi bồi thường với số tiền 900 triệu đồng, số còn lại đang làm thủ tục xác nhận bệnh bổ túc hồ sơ bồi thường.

Đánh giá về mục tiêu và ý nghĩa chương trình BHNN, có thể thấy đây là chương trình phù hợp với ý Đảng, lòng dân; là giải pháp quan trọng nhằm giải quyết triệt để xóa đói, giảm nghèo cho nông dân, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.

Trong quá trình triển khai, chương trình triển khai thí điểm tại tỉnh Trà Vinh luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng như sự quán triệt và thực hiện nghiêm túc của chính quyền địa phương.

Những tồn tại, hạn chế

Về mặt khách quan, việc triển khai thí điểm bảo hiểm thủy sản diễn ra trong thời điểm dịch bệnh phát sinh nhiều và phức tạp hơn so với những năm trước. Chuỗi ngành hàng tôm sú, cá tra của Trà Vinh nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đang trong giai đoạn khó khăn về thị trường xuất khẩu và đặc biệt là rớt giá.

Bên cạnh đó, cần phải khẳng định rằng bảo hiểm tôm, cá là loại hình bảo hiểm mới, luôn tiềm ẩn và phát sinh nhiều phức tạp, do BNHH được triển khai lần đầu tiên nên chưa có nhiều kinh nghiệm.

Mặc dù công tác tổ chức nhân sự kiểm tra, giám sát được chú trọng và tăng cường, song do địa bàn triển khai tương đối rộng, thuộc vùng sâu, xa nên công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình nuôi và các điều kiện theo hợp đồng bảo hiểm từng lúc, từng nơi vẫn còn hạn chế nhất định.

Một số kiến nghị và đề xuất

Kiến nghị

Kể từ sau Hội nghị Sơ kết BHNN vào tháng 7/2011 tại Nghệ An, Bộ Tài chính và Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và ban hành văn bản pháp quy nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Về cơ bản, những nỗ lực này đã giải quyết những tồn tại, qua đó thúc đẩy Chương trình thí điểm BHNN được triển khai thuận lợi. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai công tác ký kết hợp đồng bảo hiểm và giám định bồi thường đã nảy sinh một sổ điểm cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và chặt chẽ:

Một là, về quy trình nuôi tôm sú, tôm chân trắng của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn theo Thông tư số 47 không có quy định khống chế về “mật độ thả nuôi đối với loại hình thả nuôi thâm canh” (nuôi thâm canh tôm sú từ 20 con/m2 trở lên, nuôi thâm canh tôm chân trắng từ 60 con/m2 trở lên). Theo đó, thả nuôi với mật độ càng dày thì nguy cơ phát sinh dịch bệnh càng cao, làm tỷ lệ bồi thường càng tăng.

Hai là, quy định tỷ lệ thiệt hại và mức bồi thường đối với đối tượng bảo hiểm cá tra theo Quyết định 3035/QĐ-BTC và Quyết định 2114/QĐ-BTC chưa thật sự chặt chẽ. Qua tính toán cho thấy: Mức bồi thường còn cao hơn giá trị đầu tư thực tế từ 1,2-1,5 lần. Đây chính là một trong hai nguyên nhân chính (cộng với nguyên nhân giá tôm/cá nguyên liệu đang sụt giảm) làm cho một bộ phận người tham gia bảo hiểm thiếu quan tâm chăm sóc tôm, cá; tính toán trục lợi từ chương trình bảo hiểm.

Đề xuất

Nhằm đảm bảo mục tiêu hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục, bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, đảm bảo thành công chung của chương trình thí điểm BHNN tiến tới triển khai đại trà sau khi chương trình giai đoạn thí điểm kết thúc, Ban chỉ đạo BHNN tỉnh Trà Vinh có một số đề xuất như sau:

Một là, Bộ Tài chính cần sớm sửa đổi bổ sung Quyết định số 3035/QĐ-BTC ban hành quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm trong bảo hiểm thủy sản sao cho mức bồi thường sát với giá trị đầu tư thực tế để nhằm hạn chế và phòng tránh được hiện tượng trục lợi từ chương trình bảo hiểm, đảm bảo thành công cho triển khai thí điểm (Bộ Tài chính đã có dự thảo và các tỉnh đã có ý kiến đóng góp).

Hai là, dựa trên quy trình nuôi tôm cá của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn ban hành, các tỉnh, cần thiết ban hành quy trình riêng để áp dụng cho phù hợp với điểu kiện thực tiễn tại địa phương, trong đó, cần quy định mật độ thả nuôi phù hợp nhằm góp phần hạn chế được rủi ro do dịch bệnh, tạo điều kiện giúp người nuôi chăm sóc tôm, cá được tốt hơn.

Ba là,tiếp tục triển khai công tác tập huấn, tuyên truyền, trọng tâm tập trung vào nội dung hướng dẫn kỹ thuật, quy trình nuôi, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho tôm cá cho các tổ chức, cá nhân nuôi tôm cá tham gia bảo hiểm quán triệt, thực hiện.

Bốn là, tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người tham gia bảo hiểm về việc tuân thủ quy trình nuôi và điều kiện của hợp đồng bảo hiểm.

(*) Bài viết này được lược trích từ Tài liệu Hội nghị đánh giá thí điểm BHNN do Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức. Tít bài do FinancePlus.vn đặt.

Từ khoá: phát triển hạn chế bão bảo hiểm bảo minh đối tượng bảo hiểm bồi thường hồ sơ bồi thường người tham gia bảo hiểm phát sinh công ty bảo hiểm tiền bồi thường sản xuất nông nghiệp bộ tài chính tỷ lệ bồi thường triển khai thí điểm giám định bồi thường đồng bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm tôm chi bồi thường quy định kiểm tra bảo hiểm tài chính tham gia bảo hiểm thiệt hại tài chính dịch bệnh thí điểm nông thôn chương trình bảo hiểm gia số tiền bồi thường loại hình bảo hiểm nuôi tôm 3035/qđ-btc triển khai mức trách nhiệm hợp đồng công ty bảo hiểm bảo minh phí bảo hiểm quyết định nông nghiệp bhnn thí điểm bảo hiểm quy trình

Philippines: Thất nghiệp tăng cao làm suy yếu mức tăng trưởng

Jeany Rose Callora, một cô gái 20 tuổi vừa tốt nghiệp trung học, đã quyết định rời khỏi ngôi nhà của mình trên đảo Negros của Philippines để làm việc tại một nhà máy nước giải khát tại Manila với mong muốn tìm được đủ tiền chu cấp cho việc học đại học.

Tuy nhiên, khi hợp đồng 6 tháng của cô kết thúc, cô cho biết mình không thể tìm kiếm được một công việc nào tại nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. “Tôi sẽ làm bất cứ điều gì: saleslady, công nhân nhà máy, hay là phục vụ bàn,” cô nói trong khi chờ đợi 11 tiếng đồng hồ cho một cuộc phỏng vấn trong một cơ quan làm việc tại Manila, đang được bao quanh bởi hàng chục ứng viên khác.

Callora là một trong 2.890.000 người Philippines thất nghiệp, đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 7,1% từ mức 6,8% trong tháng trước. Có khoảng 660.000 người đã bị mất việc làm kể từ tháng 10/2011, ngay cả khi nền kinh tế này thông báo về việc tăng trưởng 6,6% trong năm ngoái.

Quốc gia này đang gặp khó khăn trong việc giải quyết tình trạng thiếu công ăn việc làm cho những người như Callora, những người lao động ít đào tạo, và còn thiếu hụt kĩ năng đặc biệt khi nhu cầu cao đối với ngành công nghệ thông tin và đóng tàu. Trong khi nền kinh tế vẫn không ngừng được thúc đẩy nhờ lượng kiều hối chuyển về từ những người lao động ở nước ngoài, mức độ nghèo của quốc gia này hầu như không giảm kể từ năm 2006.

“Cái chúng tôi đang nhìn thấy đó là một nền kinh tế hai tầng với các ngành yêu cầu công nhân lành nghề đang bùng nổ mạnh mẽ”. Frederic Neumann, đồng trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC Holdings Plc tại Hong Kong cho biết. “Chính phủ phải thúc đẩy các ngành thâm dụng lao động như sản xuất, nông nghiệp, nếu không tình trạng mất cân bằng ngày càng tăng cao sẽ tạo áp lực tăng chi tiêu xã hội”.

Tổng thống Benigno Aquino đã cam kết cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp nhiều nhất đến 6% cho tới cuối nhiệm kỳ của ông vào năm 2016. Đề xuất đưa ra bao gồm việc nới lỏng kiềm chế đầu tư nước ngoài, thúc đẩy du lịch và cơ sở hạ tầng để cung cấp thêm công việc bên ngoài thủ đô, và mở rộng nông nghiệp và đánh bắt cá, ông Arsenio Balisacan, những người phụ trách kế hoạch cho biết. “Việc làm hiện là ưu tiên lớn nhất của chính phủ”, Balisacan cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm 29/4. “Chúng tôi đang sử dụng tất cả các nguồn lực để tạo ra việc làm nhanh nhất có thể”.

Philippines hiện là nước thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ít nhất ở Đông Nam Á, theo Ngân hàng Thế giới. Điều đó xuất phát từ những tranh chấp hợp đồng và những thay đổi trong quy định đã khiến cho nhiều công ty lớn, bao gồm Fraport AG – Frankfurt, Đức đã phải rời khỏi đất nước. Fraport ngừng làm việc trên một nhà ga sân bay gần như hoàn thành vào năm 2002 và sau đó phải tìm những khoản bồi thường sau khi hợp đồng của nó vô hiệu hóa bởi Tòa án Tối cao của Phillippines.

Từ khoá: việc làm hợp đồng nền kinh tế philippines bão lao động kinh tế người lao động sản xuất nông nghiệp công nghệ thông tin

Vượt qua khó khăn, PVFCCo trả cổ tức 2012 bằng tiền mặt 45%

Dân Việt – Từ kết quả kinh doanh vượt bậc năm 2012 PVFCCo quyết định chia cổ tức năm vừa qua cho các cổ đông bằng tiền mặt 45%.

Nếu như năm 2011 được nhận định là “Mùa vàng bội thu” đối với Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) thì năm 2012 tiếp tục là một năm thành công với những con số kỷ lục: sản lượng đạt 856 nghìn tấn Đạm Phú Mỹ và về đích trước kế hoạch 23 ngày; tổng doanh thu đạt 13.906 tỷ đồng bằng 177,1% kế hoạch và tăng 1% so với năm 2011; đạt LNST 3.016 tỷ đồng và hoàn thành vượt 169% kế hoạch; nhà máy sản xuất Đạm Phú Mỹ vận hành liên tục đạt kỷ lục 188 ngày (xếp thứ 2 thế giới từ trước đến nay)…

Chủ tịch HDQT Bui Minh Tiên thăm cánh đồng ruộng màu tại Vĩnh Long.

Dù vậy, bước sang năm 2013 Ban lãnh đạo của PVFCCo vẫn có nhiều lo lắng vì tình thế trước mắt cho việc triển khai kinh doanh không có nhiều thuận lợi.

Đối mặt với nhiều khó khăn

Nỗi lo lớn nhất của PVFCCo trong năm 2013 là nguồn nguyên liệu khí để phục vụ sản xuất tại nhà máy Đạm Phú Mỹ. Nhiều cổ đông của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí lo lắng: “Năm nay được dự báo là sẽ khô hạn, chính vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã quyết định sẽ ưu tiên nguồn nguyên liệu khí cho sản xuất Điện. Vậy PVFCCo lấy đâu ra nguồn nguyên liệu để sản xuất Đạm?”

Thừa nhận vấn đề này, ông Bùi Minh Tiến, Chủ tịch HĐQT của PVFCCo cho biết: “Đây cũng là một khó khăn lớn đối với PVFCCo. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin tưởng dù sao đi nữa thì việc đẩy mạnh sản xuất phân bón để phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực chắc chắn cũng sẽ được Nhà nước cân nhắc”.

Ông Phan Đình Đức, Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, cho biết chủ trương của Tập đoàn là sẽ ưu tiên nguồn khí đốt phục vụ cho sản xuất phân bón, vì đây là vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Không chỉ đối mặt với nỗi lo thiếu nguồn khí đốt, năm 2013 cũng sẽ là năm thực sự khó khăn với PVFCCo khi thị trường phân đạm thay đổi mang tính bước ngoặt, từ chỗ thiếu chuyển thành dư thừa nguồn cung trong nước với dự kiến sẽ thừa từ 300.000 đến 500.000 tấn phân đạm. Từ đó, cạnh tranh tiêu thụ mặt hàng này sẽ gia tăng đáng kể.

Ngoài ra, còn có nhiều khó khăn khác mà PVFCCo phải đối mặt như: nhà máy Đạm Phú Mỹ vận hành trên 9 năm nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sự cố máy móc; giá xăng dầu tăng làm tăng các chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; lượng phân bón Trung Quốc giá rẻ tràn sang qua con đường tiểu ngạch…

Liên quan đến vấn đề này, ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc Công ty chia sẻ: “Sắp tới chúng tôi sẽ tập trung vào các dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực sản xuất phân bón và hóa chất để thực hiện chiến lược phát triển đa dạng hóa sản phẩm. Củng cố và hoàn thiện hệ thống phân phối phân bón trong nước, tiến tới đẩy mạnh phân phối tại nước ngoài, trước mắt là Campuchia và Myanmar”.

Lên kế hoạch giảm lợi nhuận

Trước những khó khăn trên, trong năm 2013, PVFCCo tập trung triển khai trong toàn tổng công ty các giải pháp trọng tâm nhằm phát triển thị trường và mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; hoàn thành kế hoạch kinh doanh với các mục tiêu như sau:

Về kế hoạch sản xuất, công ty đặt mục tiêu sản xuất năm 2013 chỉ giảm còn 770.000 tấn, sản xuất 41 triệu bao bì các loại.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2013, công ty trình đại hội mục tiêu kinh doanh 800.000 tấn Urê Phú Mỹ (trong đó xuất khẩu 40.000 tấn); kinh doanh phân bón tự doanh là 385.500 tấn (trong đó ĐCM là 150.000 tấn); kinh doanh 4.200 tấn hóa chất và 41 triệu bao bì các loại… với kế hoạch sẽ đạt LNST 1.915 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến năm 2013 giảm còn 25% bằng tiền mặt.

Liên quan đến vấn đề này, trả lời chất vấn của cổ đông về việc đặt kế hoạch không cao, lãnh đạo công ty cho biết, năm 2013, doanh thu có thể xấp xỉ hoặc tăng cao hơn bình quân thị trường nhưng về mặt hiệu quả có phần giảm sút. Nguyên nhân là do năm nay giá nguyên liệu khí đầu vào tăng đột biến tới 40% theo lộ trình tăng giá khí; tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong và ngoài nước. Vì thế, kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận được đặt ở mức vừa phải.

Các danh hiệu, giải thưởng tiêu biểu PVFCCo đạt được trong năm 2012

– Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm thứ 8 liên tiếp (2005-2012)

– Top 500 DN lớn nhất Việt Nam.

– Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam (báo Nhịp cầu Đầu tư xét chọn).

– Sản phẩm Đạm Phú Mỹ được trao giải Bông Lúa Vàng Việt Nam.

Quốc Hải

Từ khoá: nhà máy tổng giám đốc việt nam chiến lược phát triển gia nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp doanh nghiệp sản xuất phát triển kinh doanh thị trường chất lượng dịch vụ đa dạng hoá sản phẩm công ty chất lượng cao kế hoạch phát triển thị trường khó khăn dầu khí việt nam hiệu quả sản phẩm

Kon Tum: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

CafeLand – Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết 54/NQ-CP về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của tỉnh Kon Tum.

Theo quy hoạch, đến năm 2020 tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 968.961 ha, trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích 887.953 ha, Đất phi nông nghiệp có diện tích 74.653 ha, Đất khu bảo tồn thiên nhiên 95.203 ha, Đất đô thị có diện tích 89.515 ha, Đất khu du lịch có diện tích 1.324 ha.

Trong đất phi nông nghiệp, cơ cấu đất được phân bổ như sau: Đất phát triển hạ tầng có diện tích 39.974 ha, Đất ở đô thị có diện tích 2.862 ha, Đất quốc phòng có diện tích 2.430 ha, Đất khu công nghiệp có diện tích 1.300 ha, Đất nghĩa trang, nghĩa địa 724 ha,…

Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, chuyển mục đích sử dụng 29.659 ha đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.

Qua Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Kon Tum cần công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngay sau khi được Chính phủ phê duyệt theo quy định, kết hợp với tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai để người dân nắm vững các quy định của pháp luật, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm bù lại phần diện tích đất nông nghiệp do bị chuyển mục đích sử đụng.

Từ khoá: nông nghiệp chính phủ sản xuất nông nghiệp