Đọc báo, tin tức online 24h

Đọc báo, tin tức online 24h

Tag: khắc phục hậu quả

Kon Tum rà soát việc cấp trùng hàng nghìn thẻ bảo hiểm y tế

VOV.VN -Số tiền mà Bảo hiểm xã hội phải trả lại ngân sách địa phương lên đến hơn 8 tỷ đồng.

Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế ở Kon Tum đang có bất cập lớn, dẫn tới việc có tới 18.400 người bị cấp trùng thẻ trong 2 năm qua.

Cụ thể năm 2011, có gần 9.000 người; năm 2012 có trên 9.400 người bị cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế. Bị cấp trùng thẻ nhiều nhất là những người thuộc diện nghèo, người dân tộc thiểu số không thuộc diện nghèo nhưng sống ở vùng đặc biệt khó khăn và trẻ em dưới 6 tuổi.

Nguyên nhân của sự việc này được xác định là giữa các cơ quan lập danh sách đề nghị cấp thẻ cho đối tượng mình quản lý, như công an, quân đội, trường học, Thương binh xã hội; UBND các xã… không có sự phối hợp rà soát đối chiếu loại trừ đối tượng trùng lặp; người được cấp khi bị mất thẻ bảo hiểm không báo cáo để được cấp lại mà đề nghị cấp mới; và phần mềm quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm tra, rà soát…

Để chấm dứt tình trạng cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế, đồng thời nhanh chóng khắc phục hậu quả đã xảy ra, bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum đã tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác thu, cấp sổ thẻ tất cả 9 huyện, thành phố trong tỉnh và mở đợt tổng kiểm tra, rà soát, chuẩn hóa đầu vào từng đối tượng cụ thể.

Bà Phạm Thị Điệp, Trưởng phòng Thu, Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum cho biết:Đối với trẻ em, tỉnh sẽ đối chiếu lại dữ liệu bị trùng, giảm trong dữ liệu và giảm tiền. Không thu tại thời điểm quý 3 và đồng thời thoái thu từ quý 1, quý 2 lại cho ngân sách.

Đối với người nghèo và người dân tộc thiểu số thì sẽ rà soát lại trên cơ sở dữ liệu cấp thẻ năm 2013 để tìm được dữ liệu trùng. Trên cơ sở đó, Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với Phòng lao động tham mưu UBND các huyện có văn bản chỉ đạo về UBND các xã để rà soát, xác minh lại. Nếu có số liệu trùng thực tế thì sẽ thu hồi thẻ và bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành dừng, không thu tiền đồng thời thoái thu lại cho ngân sách của phần đã thu./.

Từ khoá: bão bảo hiểm xã hội bảo hiểm dữ liệu khắc phục hậu quả

Tối nay, bão số 5 vào Vịnh Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 – 25 km. Như vậy khoảng tối nay bão số 5 sẽ vượt qua phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc) đi vào Vịnh Bắc Bộ.

Đến 1 giờ sáng ngày 3/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 109,2 độ Kinh Đông cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh – Nam Định khoảng 240 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.

bao-bao.jpg

Dự báo đường đi và vị trí cơn bão số 5. Ảnh: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

Hồi 13 giờ ngày 2/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13.

Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão số 5 có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 13 giờ ngày 3/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, trên khu vực ven biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa tối nay (2/8) còn có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.

Từ tối nay (2/8), vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh.

Từ sáng sớm 3/8, các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Từ ngày 3/8, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông. Vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 3 – 5m.

Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

* Các tỉnh từ Hà Giang đến Quảng Ninh chủ động đối phó với bão số 5

Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương-Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn vừa có Công điện số 31 gửi Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh, về việc thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện số 27, ngày 31/7/2013 của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương-Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương: Trong ngày 3/8/2013, bão số 5 sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh Đông Bắc Bộ và gây mưa vừa, mưa to đến rất to ở các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa, trong đó mưa lớn ở các tỉnh miền núi và Trung du Bắc Bộ. Do đó, các tỉnh nói trên cần triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các công trình hồ chứa và vùng hạ du.

Đặc biệt là với các hồ chứa bị sự cố hoặc có nguy cơ mất an toàn như: Từ Hiếu (Yên Bái); Hoàng Tân, Ngòi Là, Tam Trinh (Tuyên Quang); Bản Lang (Điện Biên); Trại Lốc 2, Khe Chè, Đồng Đo 2 (Quảng Ninh); Xạ Hương, Thanh Lanh, Suối Sải, Bò Lạc (Vĩnh Phúc); Trại Muối, Hố Cao (Bắc Giang); Khuổi Chủ, Bản Cưởm, Khuôn Pinh, Cao Lan (Lạng Sơn); Tông Lệnh, Sài Lương, Vưng (Hòa Bình).

Theo đó, các địa phương nêu trên cần chỉ đạo các chủ hồ tổ chức trực ban, theo dõi mực nước và lưu lượng về hồ, tuần tra, canh gác, sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để xử lý giờ đầu khi có tình huống xảy ra. Mặt khác rà soát phương án chống lũ lụt, đảm bảo an toàn hạ du sát thực tế, đặc biệt là phương án sơ tán dân trong tình huống khẩn cấp. Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời và thường xuyên báo cáo về ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương-Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

* Hải Phòng khẩn trương sơ tán dân, neo đậu tàu thuyền

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hải Phòng, trước 21 giờ ngày 2/8 huyện Cát Hải và các địa phương sẽ cơ bản hoàn tất công tác sơ tán dân, di chuyển, neo đậu tàu thuyền, lồng bè và kiểm tra gia cố hệ thống đê. Thành phố dừng các hoạt động vận chuyển khách du lịch, bến phà, phương tiện đường thủy nội địa bắt đầu từ 17 giờ ngày 2/8.

Cơn bão số 5 được dự báo là mạnh và sẽ đổ bộ vào Hải Phòng từ trưa 3/8, vào đúng thời điểm triều cường, do vậy tại các vùng ven biển sẽ có sóng lớn và nước dâng cao. Thành phố yêu cầu các lực lượng sẵn sàng thực hiện biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả bão, mưa lớn có thể xảy ra. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố đã điều động 521 lượt cán bộ chiến sĩ, 29 lượt tàu xuồng, ô tô các loại trực phòng chống bão số 5, thông báo cho các phương tiện đang hoạt động trên biển về diễn biến bão để chủ động di chuyển phòng, tránh; kiểm đếm số phương tiện, số người đang hoạt động trên biển để có phương án gọi vào bờ, bố trí nơi neo đậu an toàn.

Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát vị trí đê điều xung yếu, ứng trực sẵn sàng xuất cấp vật tư dự trữ phòng chống lụt bão. Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng ra thông báo cho các doanh nghiệp quản lý khai thác cảng, đại lý, chủ tàu, thuyền trưởng các tàu biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động đối phó. Công ty Điện lực Hải Phòng triển khai các biện pháp phòng, chống bão, đảm bảo an toàn lưới điện, ưu tiên cấp điện cho trạm bơm tiêu, đài phát sóng và các phụ tải quan trọng.

Tại huyện Bạch Long Vỹ huy động lực lượng thanh niên xung phong, nhân dân sẵn sàng tham gia phòng chống bão trên đảo và âu cảng; kêu gọi, vận động tàu thuyền đang hoạt động di chuyển về đất liền; thực hiện di dời 12 hộ dân từ khu 32 gian làng cá về nơi an toàn. Huyện Kiến Thụy, toàn bộ 281 phương tiện với 908 người hoạt động trên sông, biển đã về nơi tránh trú bão; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, lên phương án sơ tán dân tại các khu vực trũng thấp.

Huyện Tiên Lãng đã kiểm tra hệ thống đê, hoành triệt cống xung yếu; chủ động vận hành hệ thống các cống tiêu và các trạm bơm tiêu úng, các chủ đầm nuôi trồng thủy sản chuẩn bị phương tiện, vật tư bảo vệ ao đầm hồ, lồng bè. Huyện An Lão đã xử lý mạch rò lớn tại K8+870 đê Tả Văn Úc. Quận Hải An có 168 phương tiện với 233 người đã về bến an toàn. Quận Dương Kinh triển khai phương án phòng chống bão, phương án di dân, bảo vệ trọng điểm trên tuyến đê biển I, phòng chống úng lụt; thông báo, vận động các chủ đầm nuôi trồng thủy sản phòng chống ngập úng.

TTXVN/Tin tức

Từ khoá: khách du lịch phòng chống bão phương tiện kiểm tra quảng ninh triển khai tàu thuyền khắc phục hậu quả an toàn gia hải phòng

TP. HCM: Bị nước cuốn trôi trong cơn mưa lớn, một sinh viên tử vong

(Soha.vn) – Đang trên đường từ trường trở về kí túc xá, hai sinh viên bất ngờ bị dòng nước xiết cuốn trôi khiến một người tử vong.

Sự cố đau lòng nói trên xảy ra vào chiều tối ngày 8/7 trên đường nội bộ Đại học Quốc gia TP.HCM (thuộc khu phố 1, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Tp.HCM).

Thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, trời đổ cơn mưa lớn khiến các con đường đều ngập nước. Lúc đó, Đinh Thị Phương Thảo (22 tuổi, quê tỉnh Bình Định) cùng một người bạn (cả 2 đều là sinh viên năm cuối trường ĐH Kinh tế – Luật- ĐHQG TP.HCM) chở nhau trên chiếc xe máy từ trường về kí túc xá Đại học Quốc gia.

Khi còn cách kí túc xá khoảng 300 mét, hai nữ sinh bất ngờ bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi cả người và xe máy. Người bạn đi cùng Thảo đã may mắn thoát nạn nhờ bấu víu vào một gốc cây bên đường, riêng Thảo và chiếc xe máy bị cuốn trôi ra xa gần khu vực cống Suối Nhum.

Bạn bè, thầy cô giáo cùng ban giám đốc KTX Đại học Quốc gia đứng chờ đợi tin Thảo ở ngoài hành lang phòng cấp cứu.

Bạn bè, thầy cô giáo cùng ban giám đốc KTX Đại học Quốc gia đứng chờ đợi tin Thảo ở ngoài hành lang phòng cấp cứu.

Sau khi thoát nạn, người bạn đi cùng Thảo đã kêu cứu, nhiều sinh viên, bảo vệ , ban giám đốc ký túc xá cùng lực lượng Công an, dân phòng phường Linh Xuân đã có mặt tại hiện trường để tìm kiếm Thảo.

Sau hơn 1 giờ tìm kiếm, mọi người phát hiện Thảo nằm vướng vào bụi cây ngập nước trong tình trạng tím tái nên nhanh chóng đưa vào bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức cấp cứu. Tuy nhiên Thảo đã không qua khỏi do bị ngạt nước quá lâu.

Khi biết tin hai sinh viên gặp nạn , lãnh đạo UBND quận Thủ Đức cũng đã có mặt tại bệnh viện ĐKKV Thủ Đức để thăm hỏi, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả vụ tai nạn và hỗ trợ để gia đình đưa nạn nhân về quê mai táng.

Từ khoá: khắc phục hậu quả sinh viên gia

Tướng Đỗ Bá Tỵ hội đàm với CT Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ

(GDVN) – Trong chương trình chuyến thăm, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước ta đã đến thăm Đại học Quốc phòng, Bộ tư lệnh Hạm đội 3…

Nhận lời mời của Đại tướng Mác-tin E.Đem-xi (Martin E. Dempsey), Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước ta do Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đầu, đang có chuyến thăm hữu nghị chính thức Hoa Kỳ.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Mác-tin E.Đem-xi tại buổi tiếp.

Sáng 20-6, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã diễn ra lễ đón Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước ta theo nghi thức cấp cao dành cho quân đội. Ngay sau lễ đón, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước ta và Đoàn đại biểu quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành hội đàm.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và hữu nghị mà Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ dành cho đoàn. Hai bên đã trao đổi về một số tình hình thế giới, khu vực cùng quan tâm.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đánh giá cao quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong khuôn khổ “Đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau” thời gian qua đã có những bước phát triển, vì lợi ích của nhân hai nước, đóng góp cho hòa bình hợp tác quốc tế. Thượng tướng khẳng định, Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ, trong đó có quan hệ về quốc phòng.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh chuyến thăm Hoa Kỳ lần này của Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam là dịp để tăng cường quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội hai nước, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng lên một bước mới, phù hợp với mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt, đang ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cảm ơn sự hợp tác của Quân đội Hoa Kỳ với Quân đội nhân dân Việt Nam thời gian qua, nhất là trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh, đào tạo tiếng Anh.

Thượng tướng đề nghị thời gian tới, hai bên tiếp tục triển khai quan hệ quốc phòng theo bản Thỏa thuận thúc đẩy hợp tác quốc phòng đã ký kết, bao gồm trao đổi đoàn các cấp, trao đổi đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa các quân binh chủng. Thượng tướng cũng đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh (rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn lại sau chiến tranh, tìm kiếm các quân nhân còn mất tin, mất tích trong chiến tranh và tẩy rửa chất độc đi-ô-xin tại các điểm ô nhiễm nặng).

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ khẳng định, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất và hợp tác với Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt quân nhân Hoa Kỳ đã tử trận trong chiến tranh tại Việt Nam. Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cũng đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp thông tin về bộ đội Việt Nam mất tin, mất tích trong chiến tranh, để làm dịu bớt nỗi đau thương do mất mát trong chiến tranh của các gia đình Hoa Kỳ và Việt Nam.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đề nghị hai bên trong thời gian tới cần phối hợp thật tốt trên các diễn đàn đa phương để cùng nhau góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, trước hết trong cơ chế hợp tác giữa các nước ASEAN và các nước đối tác. Việt Nam sẽ làm hết sức mình để thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác ASEAN-Hoa Kỳ vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Đại tướng Mác-tin E.Đem-xi đánh giá cao chuyến thăm Hoa Kỳ của Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam và cho rằng đây là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng hiện nay. Đại tướng Mác-tin E.Đem-xi nhất trí với những nội dung hợp tác thời gian tới trong khuôn khổ Thỏa thuận thúc đẩy hợp tác quốc phòng và hoan nghênh sáng kiến của Việt Nam về thành lập Nhóm chuyên gia về mìn nhân đạo trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+).

Đại tướng Mác-tin E.Đem-xi ủng hộ các bên liên quan trong giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về Luật Biển 1982; mong muốn ASEAN và Trung Quốc sớm xây dựng được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Chiều cùng ngày, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã có buổi tiếp kiến với Thượng nghị sĩ Giôn Mắc-kên (John Mc Cain).

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cảm ơn Thượng nghị sĩ Giôn Mắc-kên thời gian qua đã có những đóng góp cho việc phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ và đề nghị trong thời gian tới, với vị trí vai trò của mình trong Quốc hội Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Giôn Mắc-kên tiếp tục có những đóng góp hơn nữa để đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển lành mạnh, vì lợi ích của hai quốc gia.

Thượng nghị sĩ Giôn Mắc-kên bày tỏ sự hài lòng trước những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, đồng thời đánh giá cao nỗ lực của nhân dân và quân đội Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đóng góp tích cực cho việc duy trì hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới. Thượng nghị sĩ Giôn Mắc-kên khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ cho quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.

Trong chương trình chuyến thăm, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước ta đã đến thăm Đại học Quốc phòng, Bộ tư lệnh Hạm đội 3, Cảnh sát biển thành phố Xan Đi-ê-gô, Đơn vị tìm kiếm cứu nạn, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1. Tại các đơn vị đoàn đến thăm, chỉ huy đơn vị đã giới thiệu về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị.

Từ khoá: ổn định phát triển quân sự khắc phục hậu quả việt nam xây dựng hợp tác gia quốc phòng đóng góp quân đội phát triển lành mạnh chiến tranh

Thanh Hóa: Lũ quét cuốn trôi vợ chồng trẻ và hai con thơ

Bước đầu xác định cả 4 người trong gia đình anh Sùng bị chết.

Nguồn tin từ huyện cực tây Mường Lát (cách TP.Thanh Hóa 250km) lúc 21 giờ ngày 24.5 cho biết: Vào lúc 16 giờ chiều 24.5, tại bản Suối Loóng, xã Tam Chung xảy ra trận lũ quét với cường độ cao, gây thiệt hại nặng về người và tài sản đối với đồng bào dân tộc. Con số thống kê bước đầu cho thấy: Trận lũ đổ xuống quá bất ngờ đã cuốn trôi một chiếc chòi trông nương của đồng bào Mông làm cả gia đình anh Giàng A Sùng cùng vợ là Vàng Thị Sông và 2 con nhỏ mất tích.

Ngoài ra, lũ quét còn cuốn trôi 4 chiếc xe máy cùng một số tài sản của người dân trong bản. Qua điện thoại, tối ngày 24.5, ông Phạm Bá Điểm – Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết: Ngay sau khi trận lũ quét đi qua, chính quyền địa phương đang phối hợp với Đồn biên phòng Tam Chung giúp người dân khắc phục hậu quả do lũ gây ra. Bước đầu xác định cả 4 người trong gia đình anh Sùng bị chết.

Đến 19 giờ tối 24.5, lực lượng chức năng mới chỉ tìm thấy thi thể của chị Vàng Thị Sông và một chiếc xe máy. Theo ông Điểm, xác chị Sông được tìm thấy cách địa điểm chòi trông nương của gia đình nạn nhân khoảng gần 1km. Vào thời điểm nêu trên, người dân địa phương vừa đi tìm nạn nhân, vừa tìm đàn gia súc đã phát hiện xác chị Sông mắc vào lùm cây và bị vùi lấp bởi bùn đất.

Cũng theo ông PCT UBND huyện Mường Lát, ông Phạm Bá Điểm nhận định thì việc tìm kiếm 3 thi thể còn lại sẽ tiếp tục được triển khai vào sáng ngày 25.5. Tuy nhiên, khả năng tìm thấy xác của ba nạn nhân còn lại là khá mong manh. Bởi anh Giàng A Sùng mới sinh năm 1988, hai người con, con đầu sinh năm 2009, con thứ hai sinh năm 2011, do vậy xác của ba bố con anh Sùng có thể đã bị vùi sâu xuống bùn đất dày hàng vài mét hoặc bị cuốn trôi ra cửa sông Mã. Mà với sức nước hung dữ của lũ quét thì khó có thể lường trước được tình hình. Trước mắt, căn cứ theo quy định, UBND huyện Mường Lát sẽ hỗ trợ mỗi nạn nhân mất tích 3 triệu đồng.

Từ khoá: gia gia đình nạn nhân người dân khắc phục hậu quả

Trường CĐ gặp khó vì liên thông

Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào bậc CĐ tại nhiều trường ở TP.HCM năm nay giảm mạnh so với năm trước.

Trường CĐ gặp khó vì liên thông

Nhân viên Trường CĐ Bách Việt xử lý hồ sơ thí sinh gửi về. Cũng như nhiều trường CĐ khác, năm nay số lượng thí sinh đăng ký dự thi trường này giảm mạnh – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Giảm đến hơn 40%

Năm ngoái, CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM là một trong những trường CĐ có lượng hồ sơ cao nhất tại TP.HCM – hơn 27.000, thế nhưng năm nay chỉ còn khoảng 18.500 – giảm gần 40%. Năm 2012 Trường CĐ Công thương TP.HCM nhận 26.000 hồ sơ, nay cũng chỉ có gần 15.000. Tương tự, Trường CĐ Tài chính hải quan cũng nhận được hơn 18.000 hồ sơ, giảm 3.000 so với năm ngoái.

Các em sẽ chọn thi ĐH, nếu trượt thà bỏ ra một năm tập trung ôn để năm sau thi lại, cơ hội đỗ còn cao hơn là học xong CĐ 3 năm lại bắt đầu thi ĐH để liên thông
Tiến sĩ TRẦN MẠNH THÀNH, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt

Tại một số trường CĐ khác, tình hình cũng không khá hơn. Trường CĐ Bách Việt có khoảng 7.500 thí sinh đăng ký dự thi trong khi năm 2012 khoảng 10.500. Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Vinatex giảm 15%, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức từ 9.000 hồ sơ năm ngoái giờ chỉ nhận được khoảng hơn 5.000…

Lý giải cho hiện tượng này, hầu hết lãnh đạo các trường CĐ đều có nhận định rào cản liên thông là nguyên nhân chính khiến lượng thí sinh đăng ký dự thi CĐ giảm hẳn.

Chỉ có một số rất ít trường đào tạo các ngành kỹ thuật hay sư phạm, số lượng hồ sơ mới tăng nhẹ, theo xu hướng chung của thí sinh là né khối ngành kinh tế vì sợ ra trường khó xin việc. Chẳng hạn, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng từ hơn 16.000 hồ sơ (năm ngoái) lên 19.400 trong năm nay. Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM tăng lên 6.300 hồ sơ. Ông Vũ Văn Hòa, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Kinh tế đối ngoại, cho rằng: “Tình hình kinh tế suy thoái, doanh nghiệp phá sản, ngân hàng giảm nhân sự… khiến thí sinh bắt đầu e ngại nộp đơn vào các ngành kinh tế như tài chính ngân hàng, kế toán, và quay trở lại với các ngành kỹ thuật để hy vọng dễ xin việc hơn”.

Đường vòng mất 7 năm rưỡi !

Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, phân tích: “Việc Bộ ban hành Thông tư 55 với quy định mới về liên thông gây những khó khăn nhất định khiến thí sinh không mặn mà với việc thi và học CĐ”. Ông Thành đưa ra phép tính: Nếu muốn “đi đường vòng” – học CĐ sau đó thi liên thông để lấy bằng ĐH – phải mất 7 năm rưỡi – một thời gian quá dài (3 năm học CĐ, 3 năm chờ đợi để thi liên thông và 1,5 năm học liên thông). Trong trường hợp tốt nghiệp CĐ muốn liên thông ngay lại phải tham dự kỳ thi ĐH như một thí sinh bình thường. “Như vậy, năm nay các em sẽ chọn thi ĐH, nếu trượt thà bỏ ra một năm tập trung ôn để năm sau thi lại, cơ hội đỗ còn cao hơn là học xong CĐ 3 năm lại bắt đầu thi ĐH để liên thông”, ông Thành nhận định.

Thạc sĩ Phan Thị Hải Vân, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Vinatex, cũng nhìn nhận: “Tâm lý của thí sinh và phụ huynh là dù thi ĐH hay CĐ thì phải có hướng phát triển dễ dàng trong tương lai, đó là có thể học lên bậc học cao hơn. Chính vì thấy “đường vòng” này quá khó khăn nên các em sẽ tìm cách để đi đường thẳng, dù năm nay có thể chưa đậu”. Bà Vân nhấn mạnh: “Bắt các em tốt nghiệp CĐ, trung cấp ôn thi ĐH lại từ đầu, không những làm khó thí sinh mà còn mâu thuẫn với việc phân luồng của Bộ GD-ĐT. Cuối cùng thì muốn có bằng ĐH, ai cũng phải thi ĐH, chứ không phải là ai có năng lực nào thì thi bậc học ấy, rồi sau này có điều kiện thì học lên cao hơn”.

Thạc sĩ Lê Ngọc Hóa, Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, thừa nhận các năm trước nhờ việc ký kết hợp tác liên thông với Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp các ngành Việt Nam học và quản lý văn hóa có thể liên thông lên ĐH dễ dàng, mà số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào 2 ngành này trong vài năm trở lại đây đông hơn hẳn. “Kể từ năm nay việc liên thông khó khăn, thí sinh chắc chắn sẽ phải cân nhắc nhiều khi quyết định thi CĐ” – ông Hóa cho biết. Còn tiến sĩ Lê Trung Đạo, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Tài chính hải quan, cho rằng quy định liên thông mới này đã gây sốc cho không ít thí sinh đang và sẽ học CĐ, đồng thời khiến hàng vạn sinh viên đang có ý định đi “đường vòng” để lấy bằng ĐH cảm thấy ngần ngại.

Buộc các trường vi phạm ngừng tuyển sinh, đào tạo

Bộ GD-ĐT đã có văn bản xử lý những vi phạm về liên kết, liên thông đào tạo của nhiều trường ĐH, CĐ, TC.

Theo kết quả kiểm tra của Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân (Nghệ An) đã liên kết với Trường TC Tây Sài Gòn tuyển sinh, đào tạo liên thông trình độ TC, CĐ lên ĐH hệ chính quy ngành quản trị kinh doanh (địa điểm tuyển sinh và đào tạo tại Trung tâm dạy nghề Q.Bình Tân, TP.HCM) khi chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép và không có hợp đồng liên kết tuyển sinh và đào tạo giữa 2 trường. Bộ GD-ĐT yêu cầu 3 trường trên dừng thông báo tuyển sinh liên thông năm 2013 đối với những ngành chưa được phép và hoạt động liên kết đào tạo liên thông trái phép. Ngoài ra, Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân phải hủy kết quả thi của kỳ thi tuyển sinh ngày 21.4.2013 tại Trung tâm dạy nghề Q.Bình Tân và khắc phục hậu quả; chấm dứt việc đào tạo đối với các khóa đang liên kết liên thông trình độ TC, CĐ lên ĐH hệ chính quy tại Trung tâm dạy nghề Q.Bình Tân và đề xuất việc khắc phục hậu quả đối với số sinh viên nói trên theo hướng tự liên hệ chuyển sang cơ sở có đủ điều kiện để đào tạo.

Cũng theo Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, từ tháng 10 đến tháng 12.2012, Trường CĐ Asean đã liên kết với Trường TC Vạn Tường tuyển sinh, đào tạo liên thông trình độ CĐ dược khi không được UBND TP.HCM đồng ý. Bộ GD-ĐT yêu cầu 2 trường dừng thông báo tuyển sinh đào tạo liên thông năm 2013 và hoạt động liên kết đào tạo liên thông trái phép. Trường CĐ Asean rà soát, thống kê, báo cáo, đề xuất phương án xử lý đối với sinh viên theo hướng chuyển đến cơ sở có đủ điều kiện để đào tạo.

T.N

Mỹ Quyên

>> Nhiều thí sinh hệ liên thông chọn trường ngoài công lập

>> Thêm trường được đào tạo liên thông từ CĐ nghề lên ĐH chính quy

>> Trượt tốt nghiệp THPT, có thể thi liên thông?

>> Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thông báo chỉ tiêu liên thông

Từ khoá: sinh viên liên kết bão khắc phục hậu quả văn hoá tài chính kỹ thuật tuyển sinh kinh tế công nghệ khó khăn đào tạo

Quan men

GiadinhNet – Cán bộ, lãnh chức vụ Phó chủ tịch UBND huyện mà say rượu thì người ta gọi là… quan men.

Nát rượu, say xỉn ngoài đường, ngoài chợ, về nhà quậy phá vợ con, xóm giềng thì người ta gọi là ma men. Cán bộ, lãnh chức vụ Phó chủ tịch UBND huyện mà say rượu thì người ta gọi là… quan men. Ma men say rượu, trước tự làm hại bản thân, sau thành kẻ vô dụng với gia đình bè bạn. Quan men thì không biết thế nào?

Trả lời câu hỏi ấy, phải kể ra trường hợp quan men điển hình đến độ bị kỷ luật. Đó là bà Cù Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Dù mang trọng trách, nhưng bà này nổi tiếng vì… say. Dư luận không chỉ “đặt điều” mà còn chỉ ra từng cuộc say của bà Phó chủ tịch huyện. Mà mức độ thì ngày càng tăng nặng, ban đầu là tiếp khách mới say, sau thì cuộc nào có men là say.

Độ phản cảm tăng dần theo cấp độ mạnh, khi bà quên luôn cả nhiệm vụ để say, mà chuyện ấy như nỗi kinh hoành với bất cứ ai. Lần ấy, giữa năm 2011, Kỳ Sơn bị lũ quét kinh hoàng, toàn huyện tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt. Cả huyện mệt nhoài vì thủy tặc, riêng bà Phó chủ tịch thì… uống rượu tiếp khách. Khách là khách của bà, nhưng bà là “quan phụ mẫu”, không được tiếp khách trong hoàn cảnh ấy. Vậy mà bà uống say, còn đi hát karaoke và cuối cùng là bét nhè tại chỗ.

Nực cười cho bà, đến khi bị kỷ luật, vẫn xin giảm bớt chữ “bê tha”, chỉ xin nhận “say rượu” để ghi vào kết luận.

Xưa nay, chuyện rượu, chuyện bia của cán bộ không hiếm. Người ta vẫn kể vui rằng, cán bộ đi công tác, kiểu gì chẳng hãi “chén rượu là đầu câu chuyện”. Song làm đến Phó chủ tịch huyện mà luôn say đến bét nhè thì thật hiếm. Nhưng đến nay, bà Phó chủ tịch cũng mới chỉ bị kiểm điểm, chứ chưa phải chịu hình thức kỷ luật nào thật tương xứng.

Đến giờ, lệnh cấm rượu bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa đã được thực hiện ở nhiều nơi trên cả nước. Ma men dẫn lối làm việc trái đạo, quan men dẫn lối thì làm hại cả xã hội, làm xấu đi hình ảnh của cơ quan công quyền, của người đại diện nhân dân. Thế mà chỉ kiểm điểm thì nhẹ quá, chả có tác dụng gì!

Sông Hồng

Từ khoá: khắc phục hậu quả

Quan men

GiadinhNet – Cán bộ, lãnh chức vụ Phó chủ tịch UBND huyện mà say rượu thì người ta gọi là… quan men.

Nát rượu, say xỉn ngoài đường, ngoài chợ, về nhà quậy phá vợ con, xóm giềng thì người ta gọi là ma men. Cán bộ, lãnh chức vụ Phó chủ tịch UBND huyện mà say rượu thì người ta gọi là… quan men. Ma men say rượu, trước tự làm hại bản thân, sau thành kẻ vô dụng với gia đình bè bạn. Quan men thì không biết thế nào?

Trả lời câu hỏi ấy, phải kể ra trường hợp quan men điển hình đến độ bị kỷ luật. Đó là bà Cù Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Dù mang trọng trách, nhưng bà này nổi tiếng vì… say. Dư luận không chỉ “đặt điều” mà còn chỉ ra từng cuộc say của bà Phó chủ tịch huyện. Mà mức độ thì ngày càng tăng nặng, ban đầu là tiếp khách mới say, sau thì cuộc nào có men là say.

Độ phản cảm tăng dần theo cấp độ mạnh, khi bà quên luôn cả nhiệm vụ để say, mà chuyện ấy như nỗi kinh hoành với bất cứ ai. Lần ấy, giữa năm 2011, Kỳ Sơn bị lũ quét kinh hoàng, toàn huyện tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt. Cả huyện mệt nhoài vì thủy tặc, riêng bà Phó chủ tịch thì… uống rượu tiếp khách. Khách là khách của bà, nhưng bà là “quan phụ mẫu”, không được tiếp khách trong hoàn cảnh ấy. Vậy mà bà uống say, còn đi hát karaoke và cuối cùng là bét nhè tại chỗ.

Nực cười cho bà, đến khi bị kỷ luật, vẫn xin giảm bớt chữ “bê tha”, chỉ xin nhận “say rượu” để ghi vào kết luận.

Xưa nay, chuyện rượu, chuyện bia của cán bộ không hiếm. Người ta vẫn kể vui rằng, cán bộ đi công tác, kiểu gì chẳng hãi “chén rượu là đầu câu chuyện”. Song làm đến Phó chủ tịch huyện mà luôn say đến bét nhè thì thật hiếm. Nhưng đến nay, bà Phó chủ tịch cũng mới chỉ bị kiểm điểm, chứ chưa phải chịu hình thức kỷ luật nào thật tương xứng.

Đến giờ, lệnh cấm rượu bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa đã được thực hiện ở nhiều nơi trên cả nước. Ma men dẫn lối làm việc trái đạo, quan men dẫn lối thì làm hại cả xã hội, làm xấu đi hình ảnh của cơ quan công quyền, của người đại diện nhân dân. Thế mà chỉ kiểm điểm thì nhẹ quá, chả có tác dụng gì!

Sông Hồng

Từ khoá: khắc phục hậu quả

Mưa lốc gây thiệt hại cho 3 tỉnh miền núi phía Bắc

Mưa lớn kèm theo lốc xoáy vào đêm 30/4, rạng sáng ngày 1/5 tại thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn của tỉnh Yên Bái đã làm một người bị thương và gây thiệt hại lớn về nhà cửa, hoa màu của người dân.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão-Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tính tới 15 giờ chiều 1/5, mưa lớn và lốc xoáy đã làm cháu Đồng Văn Xuân ở phường Tân An thị xã Nghĩa Lộ bị thương nhẹ, 22 nhà bị sập đổ hoàn toàn và hơn 3.570 ngôi nhà khác bị hư hại cùng gần 200 trăm ha lúa và hoa màu bị phá hủy, 12 cột điện cùng hàng chục cây xanh cũng bị quật đổ.

Ngay khi nhận được tin báo, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão-Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các huyện thị khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống cho nhân dân; đồng thời theo dõi diễn biến của thời tiết để chủ động phòng, chống và khẩn trương thống kê thiệt hại.

Hiện tại, cháu bé bị thương đã được cứu chữa kịp thời; đa số các hộ có nhà bị hư hại đã được sửa chữa ngay. Riêng các hộ bị sập nhà đang được người dân sống lân cận dựng lại nhà và chuyển đồ đạc ra ở nhờ tại nhà người thân trong thôn, xóm.

Trước đó, khoảng 22 giờ ngày 30/4, trên địa bàn tỉnh miền núi, biên giới Lai Châu, mưa to kèm theo gió lốc gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản, hoa màu của người dân. Riêng ở xã Sơn Bình (huyện Tam Đường), ước tính thiệt hại ban đầu lên tới hàng tỷ đồng…

Theo thống sơ bộ của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tam Đường, toàn xã Sơn Bình có gần 100 ngôi nhà bị đổ và tốc mái; hàng chục ha lúa, hoa màu bị dập nát. Rất may, không có người dân nào bị thương vong.

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén nên đêm 30/4 và rạng sáng ngày 1/5, gió lốc kèm theo mưa đá xảy ra ở Hà Giang gây thiệt hại lớn về nhà cửa, hoa màu của bà con dân tộc thiểu số.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang:, tính đến 17 giờ ngày 1/5, gió lốc kèm theo mưa đá đã càn quét các huyện vùng sâu của tỉnh gồm Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình làm đổ sập 1 ngôi nhà của người dân ở xã Nà Khương (huyện Quang Bình); hàng trăm ngôi nhà, điểm trường, nhà công vụ bị tốc mái.

Gió lốc mạnh kèm theo mưa đá làm nhiều tuyến đường giao thông từ huyện xuống xã trên địa bàn các xã bị sạt lở đất gây ách tắc giao thông nhiều giờ. Nhiều diện tích ngô, lúa, hoa màu vụ Xuân của bà con các dân tộc thiểu số tại các huyện trên bị thiệt hại nặng. Gió lốc kèm theo mưa đá làm Hà Giang thiệt hại ước tính trên 5 tỷ đồng./.

(TTXVN)

Từ khoá: bị thương người dân phòng chống khắc phục hậu quả thiệt hại

Ảnh về Trường Sa bị tố vi phạm quyền tác giả

T ập sách ảnh Tổ quốc nơi đầu con sóng phát hành tháng 1-2013 của NXB Kim Đồng là tác phẩm phối hợp xuất bản giữa Kim Đồng và nhóm tác giả mà đại diện là kiến trúc sư Đoàn Bắc.

Tác phẩm gốc bị đổi tên, cắt cúp

2.000 bản sách phát hành trong lần đầu tiên đã được bán hết và sách đang trong kế hoạch tái bản lần thứ nhất. Tập sách ảnh này dành cho thiếu nhi, dày chưa đến 50 trang, là tác phẩm tổng hợp lịch sử, địa lý, văn hóa, thiên nhiên, con người và cuộc sống trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Phần ảnh của quần đảo Trường Sa chiếm hơn 100 tấm, trong đó có năm tấm ảnh bị nhiếp ảnh gia Hoàng Chí Hùng tố vi phạm. Cả năm tấm ảnh này đều từng xuất hiện trong các cuộc triển lãm về ảnh Trường Sa tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM và Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) trong các năm 2010, 2012.

Cụ thể năm tấm ảnh vi phạm gồm: Cá chuồn (loài cá biết bay – trang 21); Ó biển (trang 22); Gà quê, Cò trắng (trang 23) và Hoa phong ba (trang 24). Các bức ảnh được sử dụng không xin phép, chưa kể tất cả tấm ảnh đều bị cắt cúp và đổi tên. Như bức ảnh Cá chuồnvốn có tên là Vũ điệu Trường Sa; tấm Ó biển vốn tên là Ó biển săn cá chuồn; tấm Gà quê vốn tên Gà thả vườn trên cây phong ba tại đảo Sinh Tồn

9-chot-a4de0.jpg

Tác phẩmÓ biển săn cá chuồn(trái)trở thành ảnhÓ biển(phải)sau khi bị cắt cúp trong sáchTổ quốc nơi đầu con sóng. Ảnh: HOÀNG CHÍ HÙNG

“Sử dụng không nói năng gì đã đành, những tấm ảnh tôi thích nhất vì rất khó chụp được khoảnh khắc cá chuồn hay ó biển đang săn bắt mồi; giờ người ta lấy lại, đổi tên, cắt cúp làm mất luôn cá chuồn trong tấm Ó biển săn cá chuồn… như vậy dưới góc độ nhiếp ảnh coi như tác phẩm bị hư! Con mình sinh ra đẹp đẽ vậy tự dưng bị bắt cóc rồi gọt đầu trọc lóc…” – ông Chí Hùng bức xúc.

Ngược lại, kiến trúc sư Đoàn Bắc cho rằng ông đã từng gọi điện thoại xin ảnh gốc của ông Hùng để sử dụng cho sách. “Anh Hùng bảo anh ấy có dự định in sách về Trường Sa. Anh nói tôi lấy ảnh trên mạng thì cứ lấy chứ anh không cung cấp ảnh gốc được bởi anh còn dùng làm sách ảnh của anh. Sau đó tôi đã lấy ảnh với dung lượng nhỏ từ trên mạng xuống”.

Nhưng ông Chí Hùng lại cho biết: “Nếu một người bạn của tôi ở Hà Nội không báo thì tôi không biết có một quyển sách như thế ra đời mà trong đó có sử dụng ảnh của tôi chụp trong ba chuyến đi Trường Sa”.

Theo lời ông Chí Hùng thì ông có quen biết với ông Đoàn Bắc qua một số buổi gặp gỡ tại các cuộc triển lãm. “Cách đây gần bốn tháng, anh Bắc có gọi điện thoại cho tôi nói ý muốn tập hợp ảnh của những tác giả từng đi Trường Sa để làm sách và mời tôi cộng tác. Tuy nhiên, tôi có nói anh Bắc thông cảm bởi tôi có ý định sẽ phát hành một tập sách ảnh về Trường Sa của riêng mình. Anh Bắc gợi ý tôi cứ gửi vài tấm để tập hợp khoảng 20 anh em in chung, tôi đã không đồng ý với lý do một tấm ảnh lại in quá nhiều sách thì không hay” – ông Chí Hùng kể.

Sẽ kiện

Ông Đoàn Bắc còn cho biết tập sách Tổ quốc nơi đầu con sóng nằm trong dự án phi lợi nhuận của quân chủng Hải quân và Thông tấn xã Việt Nam nhằm tuyên truyền biển đảo cho trẻ em. “Trong quyển sách tôi xuất bản có 200 ảnh của 70 tác giả khác nhau. Tôi có hồ sơ lưu tác giả của từng tấm ảnh nhưng đến 70 tác giả thì không thể liệt kê hết trong sách. Với những bức ảnh của anh Hùng, tôi ưu tiên chọn những bức ảnh đã được công bố và giới thiệu qua báo chí, các trang mạng. Còn sơ suất ở đây là không có tên anh Hùng trong danh sách 21 tác giả. Nhưng thật ra bọn mình làm với giá nhà xuất bản bán ra 30.000 đồng/quyển là cực rẻ. Tiền nhuận bút cũng chả đủ một bữa liên hoan. Toàn là anh em làm vì quê hương đất nước nên không ai phản ứng gì chuyện đó. Tôi làm sách không phải để kiếm tiền, nếu anh Hùng làm căng thì chúng tôi buộc phải bỏ ảnh của anh Hùng ra khỏi sách trong lần tái bản tới. Và như thế sẽ thiệt thòi cho độc giả, anh Hùng sẽ làm xấu chính hình ảnh của mình trong câu chuyện chung về Trường Sa thôi!”.

Ông Chí Hùng cũng chia sẻ rằng ảnh chụp Trường Sa của ông rất nhiều nơi đăng tải, tuy nhiên những ảnh đó đều phục vụ mục đích truyền thông cho các cuộc triển lãm của ông. “Tôi mang đến triển lãm để người dân biết biển đảo. Còn với tập sách Tổquốc nơi đầu con sóng là hành vi cố tình vi phạm, bởi anh Bắc từng gọi xin sử dụng mà tôi không cho phép! Nếu tôi sử dụng những hình ảnh này cho sách của mình thì ai đảm bảo cho tôi rằng độc giả sẽ không nghĩ tôi lấy ảnh của Tổ quốc nơi đầu con sóng? Làm sách cho thiếu nhi hay yêu quê hương đất nước thì trước tiên phải xuất phát từ sự trung thực! Tôi sẽ kiện nhà xuất bản và tác giả lấy ảnh của tôi không xin phép!” – ông Chí Hùng khẳng định.

Tái bản sách, không dùng ảnh vi phạm vẫn có thể bị kiện

Nhiếp ảnh gia Hoàng Chí Hùng có thể khởi kiện dân sự về việc vi phạm quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể ở đây, việc sử dụng ảnh không xin phép tác giả, tự tiện cắt xén tác phẩm là vi phạm quyền nhân thân; sử dụng không nêu tên tác giả với mục đích kinh doanh, không thanh toán thù lao cho tác giả là vi phạm quyền tài sản. Dù bức ảnh đó được khai thác ở Internet hay bất cứ nguồn nào nhưng trong sách vi phạm thì người chủ sở hữu quyền (ở đây là ông Chí Hùng) đều được quyền khởi kiện vì tác phẩm bị xâm phạm.

Trường hợp tái bản lại sách và không dùng những tác phẩm vi phạm thì đây chỉ được xem là hình thức khắc phục hậu quả, những vi phạm cũ vẫn phải bồi thường. Dù làm sách cho thiếu nhi hay người lớn, đã có kinh doanh thì phải lưu ý tác quyền. Và để khởi kiện, phía người bị hại cũng phải chứng minh được thiệt hại của mình.

Luật sư LÊ QUANG VY, Tổng Giám đốc, Trưởng bộ phận Sở hữu trí tuệ Công ty Luật VLT

NXB Kim Đồng sẽ làm rõ

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Cao Xuân Sơn, Giám đốc Chi nhánh NXB Kim Đồng phía Nam, cho biết nếu có vi phạm quyền tác giả thì dù sách liên kết xuất bản, NXB Kim Đồng cũng liên đới trách nhiệm. NXB sẽ làm rõ việc này và thông tin lại với báo vào ngày 8-4.

QUỲNH TRANG

Từ khoá: vi phạm bão khởi kiện gia khắc phục hậu quả tổng giám đốc